24/05/2018, 16:50

Chính sách quản lý chất thải ở Ấn Độ và Philíppin: khả năng áp dụng đối với các nước khác ở khu vực Đông Nam Á

Giới thiệu Trong chương này, chúng tôi xin giới thiệu các tài liệu về chính sách quản lý chất thải ở ấn Độ và Philíppin, đồng thời xác định các nội dung quan trọng có khả năng hình thành một khuôn mẫu có thể áp dụng được ở ...

Giới thiệu

Trong chương này, chúng tôi xin giới thiệu các tài liệu về chính sách quản lý chất thải ở ấn Độ và Philíppin, đồng thời xác định các nội dung quan trọng có khả năng hình thành một khuôn mẫu có thể áp dụng được ở các nước Nam á và Đông Nam á từ các chính sách đó. Hai nước được đưa vào nghiên cứu này có nhiều đặc điểm văn hoá xã hội đa dạng và nhiều khác biệt về điều kiện công nghiệp, hạ tầng cơ sở, pháp luật và môi trường. Tuy vậy, các hoạt động sinh sống và định cư của con người đã khiến cho khối lượng lớn các chất thải rắn liên tục phát sinh. Sự hình thành, chủng loại và nguồn rác thải có thể biến đổi theo vùng miền, điều kiện địa lý và kinh tế cơ bản, nhưng xét đến cùng, việc quản lý chất thải là vấn đề mà tất cả các xã hội đều phải đối mặt.

Phần lớn những thông tin cung cấp trong chương này đều là thông tin về các khu vực thành thị. Việc tập trung vào khu vực thành thị có một số lý do chủ yếu. Lý do thứ nhất là các thông tin chính xác về tình hình chất thải ở khu vực nông thôn rất khó thu thập và phần lớn các thông tin này không đáng tin cậy. Thứ hai, trung bình ở Châu á, một người dân ở khu vực thành thị tạo ra một lượng chất thải rắn nhiều gấp 3 lần 1 người dân ở nông thôn, hơn nữa, các chỉ thị chính sách mới cũng hướng đến các cộng đồng ở thành thị nhiều hơn (Hoornweg 1999). Tỷ lệ chất thải rắn phát sinh hàng ngày từ các khu vực thành thị ở Châu á hiện ở mức 760 nghìn tấn/ngày và ước tính sẽ còn tăng lên đến 1,8 triệu tấn/ngày vào năm 2025. Mặc dù chính phủ các nước Châu á đang phải chi một lượng tiền không nhỏ cho công tác thu gom rác thải, nhưng nhìn chung, kinh phí cho những vấn đề khác liên quan đến xử lý chất thải thì hầu như khôngcó, thậm chí tỷ lệ thu gom còn rất thấp, trung bình chỉ từ 30ư60% (Hoornweg 1999, 5). Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị của các nước Châu á có tỷ lệ thu nhập thành thị thấp và trung bình trong thế kỷ tới có thể sẽ tăng lên gấp 3 lần so với tỷ lệ hiện nay (Hoornweg 1999, 14). Thêm vào đó, tính đến năm 2025, các nước Châu á có thu nhập thấp sẽ có lượng rác phát sinh gấp khoảng hơn 2 lần lượng rác thải đô thị của tất cả các nước Châu á có thu nhập trung bình và cao cộng lại, con số lên đến 480 triệu tấn/năm (Hoornweg 1999, 14).

Trước kia, các nước đang phát triển đã có xu hướng áp dụng công nghệ quản lý chất thải rắn của các nước công nghiệp phát triển tuy nhiên hiệu quả còn hạn chế. Ví dụ, nhiều lò đốt rác và cơ sở chế biến phân compost được xây dựng ở các nước đang phát triển đã ngừng hoạt động chỉ trong một thời gian ngắn sau đó. Một hướng tiếp cận tổng hợp về quản lý chất thải rắn đã đề xuất chuyển đổi từ phương pháp tập trung chủ yếu vào công nghệ thông thường sang một phương pháp mới chú trọng hơn đến các vấn đề khác của quản lý chất thải như môi trường và các vấn đề thể chế, chính trị và pháp luật (Klundert,

Anschutz 2001; 7).

ở chương này, chúng tôi muốn đưa ra một cái nhìn mang tính chất miêu tả hơn là bình luận về các chính sách quản lý chất thải rắn do không có đủ dữ liệu để đánh giá hiệu quả hoạt động của những chính sách này, hơn nữa, hầu hết các kết quả của những chính sách này đều chưa có. Tuy vậy, nếu có thể, chúng tôi cố gắng nêu bật cả những mặt tích cực và tiêu cực của các chính sách nói trên. Phần đánh giá tổng thể về các chính sách này sẽ được chuyển tải trong phần bối cảnh của khuôn khổ quản lý tổng hợp chất thải.

Xem chi tiết tại đây

0