04/06/2018, 10:13

Chia sẻ cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng hiệu quả bất ngờ

Cây lộc vừng được biết đến như một loại cây trồng làm cảnh và phóng thủy trong nhiều gia đình. Không nhiều người biết đến tác dụng chữa bệnh của loại cây này. Đặc biệt cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng đảm bảo an hiệu quả và an toàn. Với bài chia sẻ dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu ...

Cây lộc vừng được biết đến như một loại cây trồng làm cảnh và phóng thủy trong nhiều gia đình. Không nhiều người biết đến tác dụng chữa bệnh của loại cây này. Đặc biệt cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng đảm bảo an hiệu quả và an toàn. Với bài chia sẻ dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về cách chữa bệnh trĩ từ cây thuốc dân gian.

Tìm hiểu về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là loại bệnh xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng hình thành sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn. Bệnh xuất phát chủ yếu từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.

Dấu hiệu bệnh trĩ

Ngứa rát: Đây chính là nỗi khổ cực của những người bị bệnh trĩ. Họ sẽ cảm thấy ngứa rát ở xung quanh hậu môn. Đôi khi còn có cảm giác ẩm ướt ở hậu môn do búi trĩ lòi ra. Bên cạnh đó, người mắc bệnh trĩ cũng có thể bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

Chảy máu: Lúc đầu khi mới chớm mắc bệnh, tình trạng chảy máu không rõ ràng. Chỉ khi bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu dính vào. Về sau khi đi vệ sinh thường phải rặn nhiều do táo bón.

Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh trĩ. Tùy theo mức độ sa trĩ mà các biểu hiện có thể khác nhau. Thông thường sa trĩ cấp độ 1,2 sẽ không gây phiền hà nhưng sa trĩ cấp độ 3 sẽ gây khó chịu khi đi vệ sinh, đứng ngồi nhiều, làm việc nặng. Trường hợp sa trĩ cấp độ 4 người bệnh sẽ phải đồng hành với cảm giác khó chịu.

Tác hại của bệnh trĩ

Tuy bệnh trĩ không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu để bệnh kéo dài và không kịp thời điều trị sẽ gây ra những biến chứng nặng hơn gây ra ung thư trực tràng, hậu môn.

Bên cạnh đó bệnh sẽ ảnh hưởng tới vấn đề sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì thế để khắc phục những nguy hiểm của bệnh gây ra thì người bệnh cần thăm khám và cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng sẽ là một gợi ý mà các bạn không nên bỏ qua.

Giới thiệu về cây lộc vừng

Cây lộc vừngCây lộc vừng

Cây lộc vừng có tên gọi khác: Cây rau vừng, Cây chiếc, Cây mưng, Ngọc nhị tam lang. Tên tiếng Anh: Asian barringtonia, Beach barringtonia, Mango-pine, mangobark, Cornbeefwood, Fish Poison Tree, Fish-killer-tree, Putat orSea Poison Tree. Tên khoa học: Barringtonia asiaticaKurz.

Phân bố

Chi Lộc vừng (Barringtonia) là cây bản địa vùng Đông Nam Á và Australia, được phân bố ở Trung Á (Afghanistan ), Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh), Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam, Cam puchia, Philippines, Indonesia) và Châu Úc (Australia, Queenland)…Thường là những loài cây hoang dại hoặc được trồng để làm rau và cây cảnh.

Lộc vừng thuộc họ thân gỗ, cây mọc cao, thân to, tán rộng. Vỏ thân dày, giáp, màu nâu đen.
Lá lộc vừng mọc so le, nhưng thường tập trung ở đầu cành, mép khía răng cưa, mặt trên xanh sẫm bóng, cuống lá có màu đỏ. Lá lộc vừng non có vị chát, thường được ăn cùng món gỏi cá với lá đinh lăng .

Tác dụng chữa bệnh từ cây lộc vừng

Theo Đông y, lộc vừng vị ngọt, tính bình; đi vào can, phế, tỳ, thận; có tác dụng tư bổ can thận, bổ huyết minh mục, khu phong nhuận tràng, thông nhũ, sinh tân dưỡng phát. Thường được dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, râu tóc bạc sớm. Bên cạnh đó cây lộc vừng còn có tác dụng chữa bệnh khác như:

– Lá lộc vừng ép lấy nước còn có tác dụng trị bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ.

– Rễ lộc vừng dùng làm thuốc hạ sốt, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho và hạ đường huyết.

– Trái lộc vừng giúp kích thích tuyến sữa, trừ giun sán, tăng tiết mật… Nếu dùng ngâm rượu ngậm sẽ chữa đau răng, đau nướu.

– Vỏ lộc vừng có công dụng giải nhiệt, chữa sốt rét.

– Hạt lộc vừng cùng nước ép gừng có thể chữa cảm lạnh và đi tả. Ngoài ra, hạt này còn được dùng để chữa chứng tinh dịch ít, bệnh lậu, giang mai.

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng

Lá lộc vừng còn có tác dụng kháng viêm, tiêu thũng giúp co búi trĩ . Những người mới có dấu hiệu bệnh trĩ ở gian đoạn đầu , sử dụng lá lộc vừng vô cùng hiệu quả .

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừngCách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng cụ thể là: 

Chuẩn bị sẵn lá lộc vừng. Các bạn lưu ý nên chọn lá vừa phải không quá non hay quá già. Chọn lấy khoảng 20g lá đem rửa thật sạch (có thể rửa bằng nước muối để đảm bảo sạch hết vi khuẩn). Sau đó để cho lá ráo hết nước.

Với bài thuốc này, người bệnh có thể nên sử dụng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ 15 phút, các bạn lấy lá cây lộc vừng đã rửa sạch và để ráo nước trước đó nhai nuốt nước, còn phần bã thì dùng đắp vào hậu môn. Dùng thêm một chiếc bằng gạc băng lại để cố định miếng lá đắp khoảng 15 phút. Sau cùng, bạn tháo bã lá ra khỏi hậu môn và rửa sạch lại bằng nước sạch.

Ngoài việc áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng trên đây thì người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

– Uống đủ 2l nước một ngày.

– Thường xuyên ăn các loại rau xanh, thực phẩm dễ tiêu.

–  Tránh đứng hay ngồi nhiều một chỗ để gây áp lực cho hậu môn.

– Vận động, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về cách chữa bệnh bằng cây lộc vừng trên đây sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích.

Xem thêm: 

Công dung của cây nhân trần và cách sử dụng an toàn

Tìm hiểu về những công dụng của cây gai có thể bạn chưa biết

0