Cây hoa anh túc là gì
Nếu nhắc đến cái tên Hoa anh túc nhiều người bảo sao lạ quá, nhưng khi nói về cây thuốc phiện thì ai cũng ồ lên “Cây này tôi biết”. Kỳ thực cả chúng là một, đây là loại cây có nhiều tác dụng hay như trị lao, mồ hôi tự ra, hen suyễn, ho lâu ngày, ho lâu năm, lỵ, thủy tả, xích bạch ...
Nếu nhắc đến cái tên Hoa anh túc nhiều người bảo sao lạ quá, nhưng khi nói về cây thuốc phiện thì ai cũng ồ lên “Cây này tôi biết”. Kỳ thực cả chúng là một, đây là loại cây có nhiều tác dụng hay như trị lao, mồ hôi tự ra, hen suyễn, ho lâu ngày, ho lâu năm, lỵ, thủy tả, xích bạch lỵ,… và còn nhiều nữa chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt hết toàn bộ các công dụng đó nhé.
Nội dung bài viết gồm:
Còn được gọi với các tên khác như anh túc xác, phù dung, cây thuốc phiện, a phiến, a tử túc, anh tử xác, cù túc xác, mễ nang, giới tử xác, oanh túc xác, mễ xác, ngự mễ xác, túc xác, nha phiến yên quả quả, yên đầu đầu, nàng tiên… Có tên khoa học là Fructus paraveris Deseminatus và thuộc họa nhà thuốc phiện Papaveraceae.
Hoa anh túc thuộc loại cây thân thảo có thể sống tới 2 năm, với chiều cao trường thành từ 1 đến 1,6 mét. Lá hình bầu dục, đối xứng, có nhiều tua mọc dọc thân, dài từ 5 đến 7 centimet, toàn thân cây đều có màu lục.
Thân anh túc mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Hoa có màu tím, trắng, đỏ vàng hoặc vàng. Cánh xếp thành 2-3 lớp, nở rộng bao trùm lấy nhị hoa to. Hoa nở vào khoảng từ tháng 3 tới tháng 5. Quả hình cầu hoặc trụ dài từ 4 đến 7 centimet, rộng từ 3 đến 6 centimet, màu xanh lúc non, về giả chuyển dần sang màu nâu đen.
Phân bố và thu hái
Hoa anh túc mọc phổ biến tại các vùng châu Âu và chấu Á, nhưng bắt nguồn từ vùng đất Hy Lạp. Tại Việt Nam xuất hiện nhiều ở các vùng núi xâu, xa, vùng dân tộc thiểu số, độ cao lên tới 1000m, thường được gọi với các tên như thuốc phiện, á phiện, phù du. Người ta thường thu hái từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, gieo hạt vào mùa đông độ tháng 10-11 âm lịch, thời gian từ lúc giao đến khi thu hoạch tối thiểu 3 tháng.
Trong đông y, người ta dùng vỏ quả anh túc làm thuốc chữa các bệnh như ho gà, ho hen lâu ngày hoạt tinh do thận hư, di tinh, đau ngực, tiểu chảy, đau bụng, giảm ho, giảm đau,… nhưng cần phải qua quá trình loại bỏ độc tính và chất gây nghiện của nó.
Vỏ quả anh túc có vị chua chát, độc, tính bình; thành phần gồm có codein, morphin, papaverin, narcotin, thebain, narcotolin, cedoheptulose, dmannoheptulose, erythritol, myoinositol, norsanguinarin, sanguinarin, cryptopl, cholin, protopine… Người dân tộc Hmông còn dùng làm rau ăn, chế biến các món ăn, trẻ em thì hái quả để ăn.
Về tác dụng dược lý của cây anh hoa anh túc
Tác dụng giảm đau: Morphin và Codein có khả năng làm giảm đau mạnh, giúp nâng ngưỡng chịu đau, làm dịu đau. Morphin có gia trị giảm đa gấp 4 lần so với codein.
Tác dụng thôi miên: Khả năng thôi miên của Codein và Morphin ở mức độ thấp chỉ gây ngủ nhẹ thôi.
Đối với hệ tuần hoàn: Morphin có khả năng làm giãn tĩnh mạch ngoại vi, làm giải phóng Histamin, do đó có thể gây ra giảm huyết áp. Vì vậy những người bị thiếu máu gây mệt lả cần hết sức cận thận khi dùng.
Đối với hệ hô hấp: Morphin có khả năng gây ức chế mạnh cho hệ hô hấp, biểu hiện ở việc thở dốc và nhanh. Nếu ở liều cao có thể gây khó khăn trong thở, thậm chí là ngừng thở. Codein tác dụng lên hệ hô hấp yếu hơn chút. Ở liều thấp, morphin giúp ức chế các cơn ho, giảm đau, codein giúp long đờm, tuy yếu hơn nhưng ít gây ra tác dụng phụ.
Đối với vết vị trường: Ở liều rất thấp, morphin có thể gây ra bón, nguyên nhân là do tác dụng tăng trương lực, giảm thúc đẩy cơ ở thành ruột, đồng thời giản dịch nội tiết tiêu hóa. Bên cạnh đó, còn có thể làm tăng sức ép bên trong ống mật. gây ra ói mửa, đau bụng, đau mật. Codein cũng tương tự nhưng yếu hơn.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa anh túc
1. Trị ho lâu ngày: Dùng vỏ quả anh túc bỏ gân, nướng mật, tán nhuyễn. Mỗi lần lấy ra 2g uống cùng nước pha mật.
2. Trị lỵ: Vỏ quả anh túc (bỏ 2 núm trên và dưới, đập dập, mang nướng với mật tới hơi đỏ), hậu phác (bỏ vỏ, ngâm cùng nước cốt gừng qua đêm, nướng). Cả hai tán bột, mỗi lần dùng lấy ra 8-12g uống cùng nước cơm.
3. Trị hen suyễn, lao, ho lâu năm mồ hôi tự ra: Lấy 100g anh túc xác (bỏ màng và đế, sao với giấm), 20g ô mai. Cả 2 tán bột, lấy 8g mỗi lần uống trước khi đi ngủ.
4. Trị thủy tả không cầm: Anh túc xác 1 phần, đại táo nhục và ô mai nhục đều 10 phần, tất cả sắc với 1 chén nước tới còn 7/10 uống khi còn ấm.
5. Trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ: Dùng 20g anh túc xác (sao với giấm, tán nhỏ, rồi lại dùng chảo đồng sao qua), 20g binh lang (sao đỏ, nghiền nỏ), xích lỵ vừa đủ. Uống cụ với mật ong, bạch lỵ thì uống với nang đường.
6. Trị lỵ lâu ngày: Dùng anh túc xác nướng với giấm, tán nhuyễn, trộn cùng mật ong viên hoàn 6-8g. Mỗi ngày lấy ra 1 viên uống cùng nước sắc gừng ấm. Cách hai là dùng 400g anh tác xác bỏ màng, chia thành 3 phần, trong đó phần 1 sao với dấm, phần 2 sao với mật và để sống phần 3. Tất cả tán bột, trộn với mật viên hoàn 8-12g. Mỗi ngày lấy ra 1 viên uống cùng nước cơm.
7. Trẻ em bị thổ tả, bạch lỵ, không muốn ăn uống: Lấy 40g anh tác xác (sao), 40g kha tử (nướng và bỏ hạt), 40g trần bì (sao), 8g chích thảo và 8g sa nhân. Tất cả tán bột, mỗi lần lấy ra 8-12g uống cùng nước cơm.
Sự thật về quả anh túc ngâm rượu giúp cường dương, sung mãn hơn
Một số tin đồn về rượu ngâm quả thuốc phiện có tác dụng cường dương, sung mãn, thậm chí người ta còn công khai bán loại sản phẩm này. Để làm rõ vấn đề trên, các nhà báo đã vào cuộc, thực hiện cuộc phỏng vấn các bác sĩ chuyên khoa và sự thật lại hoàn toàn bất ngờ.
Bất ngờ theo hướng ngược lại, là bởi vì nó hoàn toàn không có khả năng làm sung mãn, tốt cho đàn ông mà còn gây hại là đằng khác.
Trong quả anh túc có chứa morphin và các chất gây nghiện khi ngâm rượu, người uống vào gây ra cảm giác hưng phấn, thích màu sắc đẹp đẽ, nhạy cảm với âm thanh, làm khỏe khoắn tức thời,.. thực chất đây chỉ là cảm giác đánh lừa bản thân, sử dụng lâu dài có tể gây nghiện, thiếu máu, mất ngủ, táo bón, ức chế thần kinh gây bứt rứt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, suy giảm sinh lý.
Đúng là trong quả anh túc có nhiều chất gây nghiện có thể giúp làm giảm đau và chữa các căn bệnh như đã nếu bên trên, thế nhưng khi ngâm rượu dùng lại mang lại kết quả ngược lại, trong đông y người ta chỉ dùng nhựa chiết ra từ quả với đơn vị rất nhỏ để chữa bệnh, nhưng giờ hầu như không còn dùng nữa.
Kiêng kỵ khi dùng cây hoa anh túc
Đối với những người mới bị ho hoặc mới bị lỵ, trẻ em dưới 3 tuổi, người suy yếu, con gái tuổi dậy thì, chân khí suy mà có thực tà, người già bị bệnh gan hoặc suy thận không được dùng.
Hình ảnh hoa anh túc rực rỡ
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây hoa anh túc hay cây thuốc phiện caythuocdangian.com muốn truyền tải tới bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có đầy đủ thông tin về loại cây này để có cách dùng hợp lý, cũng như tránh lạm dụng mang lại kết quả xấu. Xin cảm ơn!