Hoa hồi là gì?
Hoa hồi là một loại thảo mộc, ngoài kích thích tiêu hoá, phòng ngừa đau bụng và điều trị thấp khớp, còn giúp mẹ bầu lợi sữa, chữa ngộ độc cá, thịt, rắn cắn. Hoa hồi rất giàu tinh dầu với các dưỡng chất thực vật, bao gồm: -terpinen, -paracymen, -pinen, -phellandren, acid shikimic, …. Hoa ...
Hoa hồi là một loại thảo mộc, ngoài kích thích tiêu hoá, phòng ngừa đau bụng và điều trị thấp khớp, còn giúp mẹ bầu lợi sữa, chữa ngộ độc cá, thịt, rắn cắn. Hoa hồi rất giàu tinh dầu với các dưỡng chất thực vật, bao gồm: -terpinen, -paracymen, -pinen, -phellandren, acid shikimic, …. Hoa hồi vị cay nóng, và có tác dụng tốt cho sức khỏe nên đều có thể sử dụng thường xuyên. Hôm nay caythuocdangian.com sẽ giới thiệu toàn tập về loài cây này cho bạn đọc nhé.
Nội dung bài viết gồm:
Hoa hồi thực chất là quả hồi của cây đại hồi, hoặc tiểu hồi, có số lượng cánh là 8 xoè ra như cánh hoa, đây là nguyên nhân khiến người Trung Quốc còn gọi hoa hồi là “bát giác hồi hương”. Trong tiếng Anh, hoa hồi là Aniseed, tiếng Pháp là Anise. Danh pháp khoa hoc học: Ilicium verum Hook. Đây đơn giản là một loại gia vị nhưng lại vô cùng hữu ích về mặt dược liệu. Theo y học dân giản, hoa hồi (tức quả hồi) có mùi thơm, vị ngọt, tính cay, nóng, trị nhiều chứng bệnh, dùng dưới dạng nguyên đoá, bột xay hay tinh dầu.
Đặc điểm của cây
Loại thảo mộc này có thân cây thẳng, to, cao từ 6 đến 10m, thuộc nhóm cây nhỡ, có các cành nhẵn, thẳng, màu lục nhạt khi còn non và màu nâu xám lúc già đi. Lá của cây hồi được mọc so le, có thể có hình trứng thuôn hay hình mác, đầu hơi nhọn, rộng từ 3 đến 4 cm, dài trong khoảng 8 – 12 cm. Phiến lá nhẵn bóng, giòn, mặt trên xanh hơn mặt dưới là một phần đặc điểm của cây hồi.
Các bông hoa của cây hồi được mọc đơn độc hoặc theo chùm 2 – 3 cái ở nách lá, có phần đài hoa màu trắng, mép đài thì hơi hồng, trong khi cánh có màu hồng thẫm, từ 5 đến 6 cánh trên một bông hoa. Về phần cuống hoa, nhìn chung ngắn và to. Được biết, cây hồi ra hoa trong tầm tháng 3 đến tháng 5.
Đặc điểm của câyCây hồi có quả kép, thường bao gồm 8 đài, mỗi đài dài từ 10 đến 15 mm, xếp giống như ngôi sao có đường kính từ 2,5 đến 3 cm. Thực tế cho thấy hoa hồi, tức quả của cây hồi kép có màu xanh lục khi còn non, và màu nâu sẫm lúc về già. Cây hồi có quả vào tháng 6 kéo dài đến tháng 9. Quả hồi của cây đại hồi cay hơn quả hồi của cây tiểu hồi với hương vị tựa tựa như cam thảo, thường được đưa vào thành phần của bột ngũ vị hương.
Bên trong mỗi đài của hoa hồi, có một hạt hồi trơn nhẵn, có tác dụng nấu ra tinh dầu hồi. Cây hồi khi tròn 5 tuổi đã có thể thu hoạch được hoa hồi, nhưng trên thực tế, những cây hồi 20-30 năm tuổi thường được sử dụng để thu hoạch hoa hồi nhiều nhất. Mỗi năm hồi sẽ được hái thành 2 vụ: tháng 6 – 9 và tháng 11 – 12.
Phân bố
Loại thảo mộc này được cho là có gốc gác từ vùng Nam Trung Quốc và Đông Bắc Việt Nam nhưng cũng xuất hiện khá nhiều ở Bắc Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Á và Đông Nam Á khác.
Cây hồi thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, Hải Nam đảo, Quảng Đông, Quảng Tây. Hồi cũng là cây được trồng nhiều ở Lạng Sơn, Bắc Kạn và Cao Bằng. Theo khảo sát thực tế, hồi có mặt cũng khá phổ biến ở miền Trung nước Pháp.
Thành phần hoá học
Thành phần hóa họcTrong hoa hồi có trans-anethol (C10H120) chiếm tới 80,5%, -terpinen, paracymen, 4-terpineol, sabinen, anisalde-hyd, myrcen, methylchavicol, -3-caren, linalood, -phellandren, -pinen, limonen, acid oleic, acid stearic, và acid shikimic, tecpen, anisatin, saola, estragok, andehyde axeton anisic, camphen, metyleugnolm, dipenten,… đến hơn 20 loại hợp chất khác nhau. Acid shikimic trong hoa hồi với tỷ trọng 2,5% là nguyên liệu làm nên tamiflu – thuốc trị cúm gia cầm H5N1. Ngoài ra còn có sự góp mặt của Oseltamivir Phosphate là 6%.
Tác dụng của hoa hồi
Hoa hồi xay thành bột thường được sử dụng như một loại gia vị trong các món món ăn: hầm, tiềm, kho, xào, cà ri, phở; cũng như các món ăn khai vị, tráng miệng. Đau bụng, dạ dày co bóp quá mức, thấp khớp, nôn mửa, cảm cúm,… đều có thể dùng hoa hồi làm vị thuốc chữa bệnh. Còn hoa hồi tinh dầu dùng để làm ra nước ngọt, rượu, bia,…
1. Kích thích tiêu hóa, trị đau bụng, chữa đau dạ dày
Hoa hồi đã được sử dụng để làm giảm đau dạ dày, co bóp ruột, đau bụng, kích thích tiêu hoá. Có bài thuốc chỉ rằng dùng hồi hương tán bột (2g) phối hợp với rượu uống chung có công dụng chữa đau bụng, héo tàn.
2. Kích thích vị giác
Hoa hồi giúp kích thích vị giácNếu biếng ăn, chán ăn, bạn chỉ cần cho một ít hoa hồi vào trong thức ăn để kích thích vị giác và giúp ăn ngon miệng hơn.
3. Lợi sữa
Mặc dù nhiều người vẫn còn chưa biết công dụng của hoa hồi, nhưng từ xa xưa người ta đã thường dùng hoa hồi làm thuốc giúp mẹ bầu lợi sữa cho các con bú.
4. Chữa thấp khớp
Hoa hồi là phương thuốc tự nhiên đối với người bị bệnh thấp khớp.
5. Trị ngộ độc cá, thịt, rắn độc cắn
Nó có thể được sử dụng trong việc trị độc như ngộ độc cá, thịt hoặc trị rắn độc cắn. Để chữa thương do rắn độc cắn, lấy lá cây hồi nhai nát nhuyễn, nuốt nước và đắp bã vào chỗ bị cắn sẽ mau lành.
6. Chữa cảm cúm, khử đờm
giúp trị cảm cúmĐối với người bị cảm cúm, chỉ cần sử dụng một tí xíu hoa hồi, thì sau đó sẽ ngưng cảm cúm. Hoa hồi kích thích các tế bào phổi tiết dịch giúp làm dịu đường hô hấp, và hoá đàm. co
7. Điều hoà khí huyết, ngăn mỏi cơ xương
Y học cổ truyền thấy rằng loại thảo mộc này giúp điều hoà khí huyết cơ thể, chống lại sự nhức mỏi hệ cơ, hệ xương của mỗi chúng ta.
8. Kháng khuẩn
Công dụng đáng ngạc nhiên của hoa hồi là, tinh dầu hoa hồi có thể sát khuẩn, trị ghẻ, lở và nấm ngoài da.
9. Xua đuổi côn trùng
Các nghiên cứu khoa học còn tìm ra công năng xua đuổi côn trùng hiệu quả mà không gây của tinh dầu hoa hồi.
10. Chữa nôn mửa, ỉa chảy
Hoa hồi còn dùng để trị nôn mửa, ỉa chảy, đau ruột, đau bụng dưới, bụng trướng.
11. Trị đái dầm, đái nhiều
Hoa hồi đem sắc với nước (4-8g), uống mỗi ngày. Lấy 1-4g hồi dạng bột dùng để uống thay thế nếu không muốn sắc thuốc cũng được.
12. Xoa bóp ngoài da
Lấy hoa hồi đem đi ngâm trong ít rượu, xoa bóp nơi đang bị đau.
13. Trị hôi miệng
Hoa hồi có khả năng giúp bạn chống lại hơi thở hôi, miệng hôi bằng cách dùng đài hoa hồi nhai nuốt. Mỗi ngày thường cần phải nhai vài đài hoa.
14. Làm thuốc trị bệnh đau lưng
Trị bệnh đau lưngHoa hồi cũng thường dùng làm thuốc trị đau lưng. Chủ yếu là sao, tán nhỏ hồi đã bỏ hạt và tẩm nước múôi. Theo y học cổ truyền, bột hồi (6-10g) kết hợp với rượu chủ trị mỏi lưng, đau lưng.
15. Chữa đại tiểu tiện khó khăn
Đại tiểu tiện khó khăn, hãy dùng hồi cộng với bìm bìm dưới dạng thuốc bột (lần uống 4g) với nước gừng để gia tăng hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng
Hoa hồi có chứa những chất rất độc như cis-athenol, nên có thể thấy trên các trang báo, đều khuyên rằng vị thuốc chữa được nhiều bệnh này không nên sử dụng quá nhiều và quá liều, vì sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng.
Qua đây, chúng ta hiểu được vì sao hoa hồi với tính cay, nóng lại được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới từ Á sang Âu, sang Mỹ. Ở nước ta và nhiều nơi khác, cây hồi được trồng khắp nơi, lấy quả làm thuốc. Nhìn chung, cơ thể của chúng ta khi đối diện với những biến đổi khí hậu, rất dễ bị cảm cúm, đau bụng thổ tả, đau lưng, thấp khớp. Để chữa trị các chứng bệnh này, Đông y có rất nhiều bài thuốc dễ tìm, dễ sử dụng mà hiệu quả. Trong đó nổi bật nhất là hoa hồi.