04/06/2018, 10:54

Giới thiệu về cây Vạn niên Thanh

Cây Vạn niên thanh hiện nay thường được người dân biết đến như một loại cây cảnh, một loại cây dùng để trang trí và đem lại nhiều may mắn cho gia đình. Tuy nhiên ít ai biết đến các lợi ích của cây như làm trong sạch không khí, có nhiều ý nghĩa về phong thủy, kiểm soát sự phát triển của tế bào ung ...

Cây Vạn niên thanh hiện nay thường được người dân biết đến như một loại cây cảnh, một loại cây dùng để trang trí và đem lại nhiều may mắn cho gia đình. Tuy nhiên ít ai biết đến các lợi ích của cây như làm trong sạch không khí, có nhiều ý nghĩa về phong thủy, kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư, dùng làm thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt…Hôm nay caythuocdangian.com sẽ giới thiệu cho bạn đọc toàn bộ các thông tin cần thiết về loài cây này nhé.

Cây Vạn niên thanh

Nội dung bài viết bao gồm

Cây vạn niên thanh thuộc dòng họ ráy ( araceae một loại thực vật lá mầm) hoa mọc thành cụm. Loài này có nhiều chi bao gồm:

dieffenbachia

Dieffenbachia tên được gọi là Vạn niên thanh hoa là loại lá hoa, xuất xứ ở các vùng nhiệt đới và chủ yếu ở châu Phi. Là loại cây cảnh, cây có chiều cao từ 40-80 cm, có chấm ở lá. Là loài cây ưa bóng râm thường được trồng trong nhà.

Aglaonema

Aglaonema tên được gọi là Minh ty, vạn niên thanh. Có xuất xứ ở khu vực Đông Nam Á. Cây có lá hình trứng hoặc kim, hoa cây nhỏ phiến lá có loang màu bạc

Epipremnum

Epipremnum tên được gọi là Vạn niên thanh leo, trầu bà. Cây có xuất xứ từ châu Á, Australia. Lá cây có màu xanh bóng, có hình trái tim.

Rohdea japonica

Rohdea japonica tên được gọi là Vạn niên thanh Trung Quốc. Cây có xuất xứ từ Đông Á, Trung quốc, Nhật Bản. Cây có lá xanh, mũi mác, hoa cây có màu vàng nhạt, và dầy đặc thường được trồng làm cảnh.

Ở Việt Nam Vạn niên thanh được trồng chủ yếu để làm cảnh và đem lại sự may mắn. Hai chi chủ yếu được trồng và sử dụng ở Việt Nam đóc là Dieffenbachia và Aglaonema.

Tác dụng của cây Vạn niên thanh

1. Trồng làm cảnh, trang trí 

Cây vạn niên thanh được nhiều người ưa thích dùng để trồng làm trang trí trong văn phòng, nhà ở và nơi bàn làm việc. Chúng giúp tạo ra một môi trường đầy sức sống và một không gian xanh. Cây còn được trồng thành giàn ở trên ban công, hành lang, cầu thang hoặc tường của nhà bạn để làm đẹp cho không gian sống của bạn.

2. Lọc không khí, khử các chất độc trong môi trường

Cây vạn niên thanh có tác dụng lọc sạch không khí, khử bớt các bức xạ từ do các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại và khử các khí độc trong môi trường. Cây được sinh trưởng và phát triển tốt sẽ lọc và khử độc hiệu quả hơn đặc biệt ở những nơi bị ô nhiễm. Do đó Vạn niên thanh được xếp vào loại cây có khả năng hấp thụ độc tốt nhất.

3. Ý nghĩa về phong thủy

Cũng như cây phát tài, Vạn niên thanh như một loại cây tạo ra cảm giác dễ chịu, thoải mái, tăng tinh thần làm việc khi được trồng trong văn phòng. Cây còn mang các ý nghĩa về sự may mắn, đem lại thịnh vượng phát tài phát lộc cho gia chủ. Chính vì vậy đây là loại cây được ưu thích làm quà mừng tân gia hoặc chúc mừng năm mới.

Cây được tặng vào dịp tết sẽ có ý nghĩa cầu chú may mắn, gia đình gia chủ sung túc, tốt đẹp. Cây được tặng trong đám cưới có ý nghĩa cầu chúc gia đình đầm ấm, trăm năm hanh phúc. Cây được tăng trong lễ mừng thọ có ý nghĩa cầu trúc gia chủ sống lâu trăm tuổi.

4. Kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư

Nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng chi Dieffenbachia có tác dụng kiểm sóa sự lây lan của tế bào ung thư.

5. Dùng làm thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu, chữa bạch hầu

Một số nghiên cứu khoa học về chi Rohdea japonica cho rằng dùng nước của cây này có thểm làm thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu và chữa được bệnh bạch hầu.

Cách trồng và chăm sóc cây Vạn niên thanh

Khi trồng cây cần chú ý ở các điểm sau:

Về đất: Dùng đất cần phải tơi xốp, sau khoảng 2 năm thì cần phải thay chậu 1 lần, loại bỏ những thân trần trụi để thúc đẩy quá trình ra lá non. Đảm bảo độ ẩm cho đất vừa phải.

Về nước: Nên tưới nước ở nhiệt độ phòng khoảng từ 16-40 độ. Trung bình 1 tuần tưới 1-2 lần từ 500 đến 800 ml nước ( chậu 35 *50 cm). Mùa hè và mùa xuân cây cần được tưới nước nhiều hơn các mùa khác. Khi cây thiếu nước sẽ xuất hiện các đốm trắng hay vàng ở trên lá. Khi tưới cần chú ý tưới cả lên lá để được hấp thụ tốt nhất.

Ánh sáng: Ánh sáng đối với cây Vạn niên thanh rất quan trọng, chúng ảnh hưởng đến độ bền của cây. Do đó cần đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng chiếu được đến như phòng khách, lễ tân, các cửa sổ, hành lang và các sảnh rộng… Khi cây thiếu ánh sáng sẽ vàng lá và chết dần chết mòn.

Bón phân: Khi cây trong thời kỳ phát triển nên bón phân đạm để cây nhanh lớn. Khi cây đã qua giai đoạn này rồi thì hạn chế hơn để giữ vóc dáng cho cây tốt.

Vị trí: Cây ưa bóng mát do đó bạn nên trồng cây ở những nơi mát mẻ, thoáng đáng để chúng phát triển tốt nhất. Hạn chế cho cây ra ngoài ánh nắng quá nhiều.

Làm sạch lá: Chú ý làm sạch lá hàng ngày để ngăn chặn sự tấn công của sâu bọ. Cây sinh trường tốt ở nhiệt độ dưới 26 độ.

Chú ý cây Vạn niên thanh

Mặc dù cây có rất nhiều các lợi ích và có ý nghĩa phong thủy tốt nhưng cây Vạn niên thanh lại có khá nhiều độc tố. Chúng có thể gây ra các trường hợp dị ứng, gây ra bỏng, rát cổ lưỡi khi ăn phải lá của chúng Chúng còn gây tác dục nổi mẩn, chảy nước dãi, phù nề, nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt là trẻ nhỏ.

Do đó nên để ở các vị trí trẻ nhỏ khó tiếp cận được.

Không nên trồng cây Vạn niên thanh thanh trong phòng kín quá, đặc biệt là phòng ngủ.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức về cây Vạn niên thanh. caythuocdangian.com hy vọng sẽ giúp được các độc giả có thêm kiến thức và chú ý khi sử dụng loại cây này. Hãy chia sẻ để mọi người cùng nắm được các thông tin quan trọng này nhé.

0