04/06/2018, 10:54

Cây ngũ gia bì là gì

Ngũ gia bì vừa là cây cảnh, vừa làm rau ăn, lại vừa là cây thuốc có nhiều tác dụng hay như an thần, cân bằng hoạt động thần kinh, kháng viêm cấp và viêm mạn tính, giảm ho suyễn, long đờm, cầm ho, giãn mạch giúp hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu, phòng ngừa bệnh ung thư,… Và còn nhiều tác dụng ...

Ngũ gia bì vừa là cây cảnh, vừa làm rau ăn, lại vừa là cây thuốc có nhiều tác dụng hay như an thần, cân bằng hoạt động thần kinh, kháng viêm cấp và viêm mạn tính, giảm ho suyễn, long đờm, cầm ho, giãn mạch giúp hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu, phòng ngừa bệnh ung thư,… Và còn nhiều tác dụng tuyệt vời khác nữa mà caythuocdangian.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu trong bài viết này.

Nội dung bài viết gồm:

Còn được gọi với các tên khác như ngũ gia bì gai, thích gia bì, xuyên gia bì. Thuộc họ nhà Ngũ gia bì Araliaceae, có tên khoa học là Acanthopanax aculeatum Kook. Acanthopanax aculeatus Seem. Acanthopanax trifoliatus (L). Merr. Sở dĩ được đặt tên ngũ gia bì là bởi vì loại cây này có tới 5 lá chét to chụm vào nhau và chỉ phần vỏ rễ mới được dùng làm thuốc.

cây ngũ gia bì

Đây là loại cây có thân nhỏ, rất nhiều gai, chiều cao trung bình từ 2-3m. Lá kép chân vịt, mọc so le, có từ 3-5 lá chét, phiến lá chét hơi thuôn dài hoặc có hình bầu dục, mỏng, đầu nhọn, có răng cưa to dọc mép, phía cuống lá hơi thót lại, cuống lá dài từ 3-8cm. Hoa nhỏ, màu vàng xanh, mọc khác gốc vào đầu hạ, hợp thành tán tại đầu cành. Quả hình cầu, mọng, có đường kính khoảng 2,5mm, có màu đen khi chín.

Về phân bố, thu hái và chế biến

Ở nước ta, ngũ gia bì chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Sapa (Lào Cai), Bắc Cạn, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây. Cũng mọc ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Châu của Trung Quốc.

Người ta thu hái vào mùa thu hoặc mùa hè, đào cây lấy rễ, bỏ phần gỗ, chỉ lấy vỏ, phơi khô để bảo quản. Có thể dùng sống hoăc sao vàng đều được.

Vỏ rễ sau khi phơi khô sẽ cuộn thành từng ống nhỏ, dày khoảng 1mm, chiều dài khôn đều, mặt trong vỏ có màu xám trắng, dai, phẳng, có nhiều chấm màu vàng nâu, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, bì khổng dài, hơi bóng có những nếp nhăn. Mùi không rõ.

Về thành phần hóa học

Ở nước ta chưa có tài liệu nào về loại cây này. Tại Trung Quốc người ta phát hiện ra trong xuyên gia bì hay thích gia bì hoặc nam ngũ gia bì Ancanthopanax gracistylus W. W. Smith có chứa một số axit hữu cơ và một chất thơm gồm 4 metoxysalixylandehyt.

Trong thân và rễ cây Eleutherococcus senticosus Maxim., Acanthopanax senticosus Harms chứa nhiều heterozit, trong đó thân chứa từ 0,6-1,5%, rễ chưa 0,6-0,9%. Các heterozit gồm syringin C17H24O9.H2O hay eleutherozit B, eleutherozit α hay β sitosterol glucozit C35H60O6, eleutherozit C C8H16O6, eleutherozit B1 C17H20O10. Ngoài ra còn có eleutherozit D và E, cả hai cùng là glucozit của syringaresinol hay dilirioresinol B C22H26O8 với các vị trí sắp xếp khác nhau, eleutherozit F và G. Tỷ lệ giữa các heterozit A, Bm C, D, E, F, G là 8:30:10:12:4:2:1.

hoa ngũ gia bì

Trong vỏ thân và rễ có eleutherozit nhiều hơn, trong thịt quả và vỏ thân có heterozit A, B, C và E nhiều hơn. Tác dụng của các heterozit này tương đồng với một số heterozit có trong nhân sâm. Rễ còn chứa l-sesamin C20H18O6 cùng các đa đường.

Lá thì chứa các senticozit A, B, C, D, E và F có genin là axit oleanic cùng các eleutherozit I, K, L và M.

Trong rễ ngũ gia bì Acanthopanax sessiliflorus Seem phát hiện một số lignan glucozit như Acanthozit D C34H46O19, acanthozit C nhiệt độ chảy từ 125-128oC, acanthozit B C28H36O13, acanthozit A độ chảy 100oC.

Ngoài ra trong ngũ gia bì còn chuwasl-sesamin C20H60O6, daucocosterin (hay β sitoterol glucozit) C35H60O6, glucozit tim, l-savinin C10H16O6 và tinh dầu.

Tác dụng của ngũ gia bì

Tác dụng an thần:

Tác dụng chống mệt mỏi tương tự nhân sâm:

Tác dụng gia tăng miễn dịch:

Ngoài gia, còn một số tác dụng hay như kháng viêm cả trường hợp cấp và mạn tính, long đờm, cần ho, làm giảm các cơn ho suyễn, phòng ngừa bệnh ung thư, giãn mạch giúp tăng lưu lượng máu ở các động mạch vành từ đó giúp giảm huyết áp,…

ngũ gia bì có tác dụng gì

Các bài thuốc từ cây ngũ gia bì

1. Trị thấp khớp

Lấy 120g mỗi vị gồm ngũ gia bì, tùng tiết và mộc qua đi tán bột, mỗi lần lấy ra từ 3-4g uống, mỗi ngày uống 2 lần.

2. Trị phong thấp, đau nhức xương, mệt mỏi cơ thể, liệt dương, giúp ngủ ngon và tăng lực

Sao vàng 100g ngũ gia bì, ngâm cùng 1 lít rượu 30 độ, mỗi ngày lắc đều 1 lần. Được 10 ngày là có thể dùng, mỗi lần lấy ra từ 20-40ml uống vào trước bữa ăn tối.

3. Trị gãy xương, sau khi phục hồi vị trí

Địa cốt bì và ngũ gia bì mỗi vị 40g tán nhuyễn. Dùng thịt của 1 còn gà nhỏ giã nát, trộn với thuốc cho đều, dùng đắp bên ngoài, cố định bằng bó nẹp, sau 7 ngày thì tháo nẹp.

4. Phụ nữ cơ thể bị suy nhược

Mẫu đơn, ngũ gia bì, đương quy và xích thược mỗi loại đều 40g đi tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g.

5. Chữa giảm bạch cầu

Theo Quảng Tây T Học Viện Học Báo vào 1978, người ta sử dụng thích ngũ gia bì trị bạch cầu giảm do hóa liệu cho 43 ca đã thu được kết quả khả quan. Còn theo Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1982, dùng viên ngũ gia bì trị cho 22 ca thì có 19 ca có kết quả tốt.

6. Điều trị mỡ máu cao, ngực đau thắt

Người ta chế thuốc viên Quân Tâm Ninh từ chiết xuất Thích ngũ gia bì, liều dùng ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên và liên tục từ 1-3 tháng. Cứ 132 ca ngực đau thắt thì có tới 95,45% kết quả tốt, 53 ca mỡ máu cao đều hạ Cholesterol và Triglycerid.

7. Chữa huyết áp thấp

Theo Châu Phong, Trung Quốc Dược thành phẩm đích nghiên cứu, dùng viên ngũ gia bì, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên, một liệu trình kéo dài 20 ngày thì thu được kết quả rất tốt.

8. Trị nhồi máu não

Theo Cam Túc Trung Y Học Viện Học Báo 1988, người ta dùng 40ml dịch chích từ ngũ gia bì, cho vào cùng 300ml dịch truyền glucoz 10%, truyền trực tiếp tĩnh mạch mỗi ngày một lần, kết hợp với uống thuốc thang cho 20 ca và đều thu được kết quả tốt.

9. Chữa chứng cước khí tay chân gây sưng đau

Lấy từ 8-16g mỗi vị gồm vỏ rễ cây ngũ gia bì, hạt cau, lõi thông, củ gấu, hạt cau, ké đầu ngựa, chỉ xác và tía tô. Tất cả sắc với nước, chia ra 3 lần uống trong ngày, uống đều mỗi ngày cho tới lúc khỏi bệnh.

10. Trị lở ngứa eczema

Lấy 20g mỗi vị gồm lá ngũ gia bì, cây cỏ dĩ (hy thiêm thảo), bạch chỉ, thổ phục linh, tỳ giải và rễ gấc. Tất cả sắc nước, chia ra uống ngày 2 lần sáng và tối, uống liên tục 7 ngày.

11. Người mệt mỏi, cảm sốt kèm nhiều mồ hôi

Lấy 40g mỗi vị gồm ngũ gia bì, đương quy, xích thược và mẫu đơn bì. Tất cả sao vàng, tán bỏ, mỗi ngày 2 lần lấy ra 4g mỗi lần uống.

12. Đau họng, sổ mũi: Lấy 15g rễ ngũ gia bì, 35g toàn cây cúc hoa vàng, sắc uống trong ngày, uống từ 3-5 ngày.

13. Giải độc lá ngón, bị say sắn: Dùng vỏ ngũ gia bì sắc nước uống.

14. Sưng đau các khớp kéo dài, hạn chế vận động

Các vị gồm 16g ngũ gia bì, 16g bưởi bung, 16g trinh nữ, 16g cát căn, 16g ngải điệp và 20g nam tục đoạn. Tất cả sắc với 4 bát nước tới khi còn 2 bát, chia ra uống 2 lần trong ngày.

15. Viêm tinh hoàn do biến chứng của quai bị

Các vị gồm 16g ngũ gia bì, 10g bạch linh, 16g lệ chi, 10g xa tiền, 12g bạch truật, 10g trần bì, 6g quế và 16g đinh lăng. Tất cả cho vào 4 bát ước sắc đến khi còn nửa, chia ra uống 2 lần trong ngày.

16. Yếu sinh lý ở nam giới

Các vị gồm 16g ngũ gia bì, 12g khởi tử, 12g thục địa, 10g tầm giao, 12g cấu tích, 16g thỏ ty tử, 12g hạt sen, 16g phòng sâm, 10g nhục thung dung, 10g phá cố chỉ và 10g cam thảo. Cho vào 1,8 lít nước sắc tới khi còn 0,4 lít, chia ra uống 2 lần trong ngày.

17. Tỳ vị hư nhược, tay chân yếu mềm

Các vị gồm 16g ngũ gia bì, 16g biến đậu, 16g bạch truật, 6g sinh khương, 10g trần bì, 16g đinh lăng, 5 quả táo tàu, 10g cao lương khương, 16g quy và 12 hoài sơn. Cho vào với 1,8 lít nước đun còn 0,4 lít, chia ra uống 2 lần trong ngày.

18. Trị phù thận

Các vị gồm 16g ngũ gia bì, 16g bông mã đề, 16g bạch truật, 20g đinh lăng, 10 quế, 10g bào khương, 16g hương nhu trắng, 12g cẩu tích và 16g ngải điệp. Tất cả sắc với nước uống trong ngày, liên tục từ 7-8 ngày. Bài thuốc này giúp tiêu thũng, bổ thổ, ôn bổ tỳ thận, bệnh nhân uống thuốc này sẽ đi tiểu nhiều, rồi hết phù thận.

19. Chứng thấp tỳ gây dày da bụng

Các vị gồm 16g ngũ gia bì, 16g lá đắng, 16g ngấy hương, 10g trần bì, 16g đinh lăng, 16g bạch truật, 16g ngải điệp và 16g hoài sơn. Tất cả sắc uống trong ngày.

20. Thận dương suy tổn, xương khớp nhức mỏi

Các vị gồm 16g ngũ gia bì, 12g cẩu tích, 12g thục địa, 16g tục đoạn, 12g khởi tử, 16g đương quy, 10g xuyên khung, 16g đinh lăng, 12g liên nhục, 16g hắc táo nhân, 10g quế tốt và 11g cam thảo. Tất cả thái nhỏ, cho vào bình sành, đổ nước vào ngập. Ngân 15 ngày là dùng được, mỗ lần lấy ra 40-45ml, chia ra tành 2 lần uống trước mỗi bữa ăn. Bài thuốc này giúp lưu thông khí huyết, bổ tâm thận và tăng cường sinh lực.

21. Trị chứng thống phong: sưng đau khớp đột ngột, mệt mỏi toàn thân đi lại khó khăn

Các vị gồm 16g ngũ gia bì, 16g trinh nữ, 16g bồ công anh, 16g nam tục đoạn, 20g rễ cỏ xước, 16g cà gai leo, 12g tất bát, 16g đinh lăng, 16g đơn hoa, 16g cát căn, 16g xương bồ, 16g kinh giới và 10g quế. Tất cả sắc uống trong ngày.

22. Sản phụ phù nề sau khi sinh

Các vị gồm 16g ngũ gia bình, 20g tô mộc, 10g hồng hoa, 20g đinh lăng, 12g uất kim, 16g ích mẫu, 12g bạch truật, 16g đan sâm, 10g quế, 10g trần bì và 10g xa tiền. Tất cả cho vào cùng 1,8 lít nước, sắc còn 0,4 lít, bỏ bã, chia ra uống 2 lần trong ngày. Bài thuốc này giúp tiêu ứ, hoạt huyết, uống hết thang là hết phù.

23. Bị đau thần kinh vai cổ do hàn thấp

Các vị gồm 16g ngũ gia bì, 16g thổ phục linh, 16g rễ cỏ xước, 10g kiện, 10g quê, 16g tang ký sinh, 6g tế tân, 10g phòng phong, 10g cố chỉ và 16g kinh giới. Tất cả sắc nước uống. Bài thuốc này giúp giảm đau, thông hoạt kinh lạc, trừ phong hàn.

Ngũ gia bì trong phong thủy

Trong phong thủy ngũ gia bì tượng trưng cho sự làm ăn thuận lợi, công việc mang lại tiền tài dồi dào nên rất thích hợp đặt ở các quán ăn, nhà hàng, văn phòng công ty và cả ở trong gia đình. Đặc biệt khi đặt ở nơi đủ điều kiện ánh sáng, ngũ gia bì tiết ra một loại xạ hương có khả năng đuổi muỗi và các côn trung gây hại, rất thích hợp đặt ở gần nhà bếp, trường mầm non, cạnh cửa sổ phòng ngủ, cửa sổ phòng ngủ của bé, bên cạnh hồ nước,…

Mắc dù ngũ gia bì rất tốt, tuy nhiên những người mà có âm hư hỏa vượng thì không được dùng. Các bài thuốc không nên tùy tiện tự làm, quý bạn đọc lưu ý cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.

0