28/09/2018, 13:58

Cây hạ khô thảo là gì?

Là vị thuốc dân gian được dùng phổ biến trong y học cổ truyền, hạ khô thảo thường dùng để thanh nhiệt, giải độc. Loại cây này còn có những công dụng gì? Cách sử dụng để chữa bệnh nhưu thế nào? Bài viết sau của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc biết rõ hơn về loại cây này. Nội Dung Chính Gồm: ...

Là vị thuốc dân gian được dùng phổ biến trong y học cổ truyền, hạ khô thảo thường dùng để thanh nhiệt, giải độc. Loại cây này còn có những công dụng gì? Cách sử dụng để chữa bệnh nhưu thế nào? Bài viết sau của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc biết rõ hơn về loại cây này.

Nội Dung Chính Gồm:

Cây hạ khô thảo là gì?

Theo người xưa, sau ngày hạ chí thì bị khô héo nên được đặt tên là hạ khô thảo, tuy nhiên thực tế cây này vẫn tươi tốt vào mùa hè. Tên khoa học là Brunella (Prunella) vulgaris L., thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Bộ phận sử dụng: cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Fructu).

hạ khô thảo

Mô tả

Là một cây thuốc nam quý, sống dai, có thân vuông màu hơi tím đỏ. Lá mọc đối xứng, hình mác dài hay hình trứng, mép lá hơi có răng cưa hoặc mép nguyên, có ít lông.

Hoa mọc thành cụm ở đầu cành tựa như bông, cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5-6 hoa. Đài hoa có 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng, có 3 cạnh. Cánh hoa có màu tím nhạt tựa hình môi, môi trên như hình cái mũ, môi dưới xẻ 3 thùy, có thùy giữa rộng hơn. Quả nhỏ cứng.

cây hạ khô thảo

Phân bố và thu hái

Có nguồn gốc từ các vùng ôn đới châu Á và châu Âu. Trên thế giới được trồng ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… Ở nước ta, chỉ mới phát hiện ở một số nơi như Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo, Hà Giang, đặc biệt là vào tháng 4, 5, 6 có rất nhiều, sang tháng 8 thì lụi đi.

Sau khi hoa chuyển sang màu nâu đỏ thì tiến hành hái phần cành hoa và quả mang về phơi hoặc sấy khô. Cụm hoa là bộ phận tập trung nhiều dược tính nhất.

Thành phần hóa học

Hạ khô thảo có chứa 3,5% muối vô cơ (68% là kali clorua), ancaloit tan trong nước và tinh dầu. Cây có vị đắng là do có chứa prunellin, denphinidin cyaidin.

Trong đông y, hạ khô thảo có vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thnah nhiệt, tiêu ứ sáng mắt,…

Tác dụng và một số bài thuốc từ hạ khô thảo

1. Hạ huyết áp

Theo Báo Y học Liên Xô (1951) và Y dược học (1956) đã chỉ ra các chất tan trong nước của loại cây này có tác dụng hạ huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng khó chịu của bệnh cao huyết áp.

Một thí nghiệm khác của Cửu Bảo, Điền Tĩnh Quang và Đảo Thanh Cát (Hòa hán dược dụng thực vật, 1940), lấy muối vô cơ trong nước sắc hạ khô thảo chế thành thuốc tiêm và tiêm vào tĩnh mạch thỏ, huyết áp lập tức giảm xuống.

cây hạ khô thảo

2. Lợi tiểu

Cũng theo thí nghiệm trên, sau khi tiêm vào tĩnh mạch thỏ cũng thấy tác dụng lợi tiểu rõ rệt như các muối kali khác.

Theo Nhật Bản dược học tạp chí, 1956, hạ khô thảo có chứa khoảng 0,56% chất axit ursolic C30H48O3, kết hợp cùng muối kali sẽ có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Ngoài ra, axit này còn giúp loại trừ độc tố và axit uric qua thận.

3. Thông tiểu tiện: 8g hạ khô thảo, 2g hương phụ tử, 1g cam thảo, sắc cùng với 600ml nước cho đến khi còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày. Sau 5-7 ngày sử dụng sẽ thấy hiệu quả. Bài thuốc này được biết đến lâu đời và được sử dụng khá nhiều.

4. Chữa tràng nhạc, mã đao: Lấy 200g hạ khô thảo đun lấy nước uống trước khi ăn 2 giờ.

(trích sách Tiết thị ngoại khoa – Bản thảo cương mục)

Hoặc dùng hạ khô thảo, hương phụ, bối mẫu, viễn chí, mỗi vị lượng bằng nhau đun lấy nước uống.

(trích sách Kinh nghiệm phương – Bản thảo cương mục)

5. Điều trị bệnh phụ khoa như khí hư, xích bạch đới: Lấy một lượng vừa đủ hạ khô thảo tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước cơm.

(trích sách Từ thị phương)

6. Chữa tăng huyết áp: 20g hạ khô thảo, 20g bồ công anh, 20g hạt muồng ngủ, 12g hoa cúc, 12g lá mã đề, sắc lấy nước uống. Đây là bài thuốc kết hợp với các vị thuốc khác để dễ uống và cũng bớt đắng hơn so với độc vị hạ khô thảo.

Một số bài thuốc sưu tầm từ nguồn báo mạng:

7. Chữa đau mắt đỏ: Lấy 10g hạ khô thảo, 10g lá dâu, 12g hoa cúc trắng, đun lấy nước rồi thêm 50g gạo tẻ vào nấu thành cháo, thêm đường phèn khuấy tan. Ăn 2 lần trong ngày.

8. Giải độc, mát gan: Dùng 62,5g hạ khô thảo, 62,5g hương phụ tử, 20g chích thảo, tất cả nghiền thành bột. Mỗi lần lấy 12g uống với nước sôi để nguội, ngày 3 lần. Hoặc 20g hạ khô thảo, 20g lá sen, 20g mạn kinh tử và 5 quả ô mai, đun lấy nước uống hàng ngày để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

9. Chữa tắc sữa: Lấy 125-250g hạ khô thảo sắc lấy nước uống trong ngày.

10. Trị lao hạch: 12g hạ khô thảo kết hợp với 4g cam thảo, đun lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 20-30 ngày.

11. Điều trị viêm tuyến sữa: Dùng 20g hạ khô thảo, 12g huyền sâm, 12g thổ bối mẫu sắc lấy nước uống trong ngày.

tác dụng của hạ khô thảo

12. Chữa bệnh viêm xoang cấp tính: 16g hạ khô thảo, 16g hoa kim ngân, 16g ké đầu ngựa, 12g mạch môn, 12g tân di, 12g hoàng cầm, 8g chi tử, 40g thạch cao, tất cả sắc lấy nước chia uống 2-3 lần trong ngày.

13. Làm đẹp: Lấy 10g hạ khô thảo, 30g lá dâu sắc lấy nước, để nguội và cho thêm 10ml nước ép dưa chuột, khuấy đều rồi bôi hỗn hợp lên mặt, để 15 phút rồi rửa sạch. Với cách làm này sẽ làm da săn chắc, xóa nếp nhăn và giảm mụn hiệu quả.

14. Bị thương: Lấy hạ khô thảo tươi giã nát đắp vào vết thương.

15. Tính kháng khuẩn: Một thí nghiệm được thực hiện trên chuột đã cho thấy loại cây này có tính kháng viêm rất tốt. Ngoài ra, còn có khả năng ức chế nhiều loại trực khuẩn như lỵ, lao,…

Lưu ý

Những người vị hư hàn và tiêu chảy đau bụng không nên dùng hạ khô thảo.

Phụ nữ có thai và những người bị huyết áp thấp cũng tuyệt đối không dùng loại cây này do tính chất lạnh và thông máu.

Ngoài ra, hiện nay có một loại cây thuốc cũng giống cây hạ khô thảo gây nhầm lẫn là cây hạ khô thảo nam hay cây cải trời, cải ma. Tên khoa học là Blumea subcapitata DC, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thân thảo, màu xanh, hoa màu vàng và có mùi thơm nhẹ.

cây hạ khô thảo nam

Trước khi áp dụng các bài thuốc trên người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.


0