28/09/2018, 13:58

Cây đan sâm là gì?

Đan sâm được xem là thần dược của huyết bệnh, “Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang”, tác dụng của vị thuốc này được so sánh ngang với bài thuốc quý bổ huyết điều huyết nổi tiếng trong y học cổ truyền. Vậy đan sâm là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây. Nội Dung ...

Đan sâm được xem là thần dược của huyết bệnh, “Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang”, tác dụng của vị thuốc này được so sánh ngang với bài thuốc quý bổ huyết điều huyết nổi tiếng trong y học cổ truyền. Vậy đan sâm là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nội Dung Chính Gồm:

Cây đan sâm là gì?

Còn có tên gọi khác là huyết sâm, xích sâm, huyết căn, tên khoa học là Salvia multiorrhiza Bunge, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Phần rễ phơi hoặc sấy khô của cây chính là vị thuốc đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae).

cây đan sâm

Mô tả

Là một cây thuốc nam quý, dạng cây cỏ sống lâu năm, cao 30-80cm, thân có lông ngắn màu trắng nhạt. Rễ dài, nhỏ, hình trụ, có đường kính 0,5-1,5cm, màu đỏ nâu. Thân cây có các gân dọc. Lá mọc đối, dạng kép, cuống lá dài, có 3-5 lá chét và cuống ngắn có dìa. Lá chét dài 2-7cm, rộng 0,8-5cm, mép lá có răng cưa tù. Mặt trên lá có các lông mềm màu trắng, lá màu xanh, còn mặt dưới thì có màu xanh tro, lông cũng dài hơn.

Gân nổi ở mặt dưới lá chia phiến lá chét thành múi nhỏ. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Hoa mọc vòng 3-10 hoa, tràng hoa màu xanh tím nhạt. Mùa hoa nở vào tháng 5-8. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm, mùa quả vào tháng 6-9.

Dược liệu: rễ trụ dài, hơi cong, có nhiều rễ con, dài khoảng 10-20cm, đường kính 0,3-1cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu, có vân nhăn dọc, vỏ rễ già bong ra có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gãy hơi phẳng và đặc, phần vỏ đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám với bó mạch màu trắng vàng, xếp thành hình xuyên tâm.

đan sâm

Phân bố và thu hái

Cây được di thực vào nước ta và đang được trồng nhiều ở Tam Đảo. Và có nhiều ở các tỉnh Hà Bắc, Giang Tô, Tứ Xyên, Sơn Tây,…

Rễ được thu hoạch vào mùa đông, sau khi đào về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, đme ủ mềm, thái lát dày rồi đem phơi hoặc sấy khô để dùng.

Thành phần hóa học

Trong đan sâm có 3 chất xeton có tinh thể: tansinon I C18H12O3, màu đỏ nâu, khi thêm axit sunfuric sẽ cho màu xanh lam; tansinon II C19H18O3, màu đỏ, thêm axit clohydric vào sẽ cho màu xanh; tansinon III C19H20O3, màu đỏ, thêm axit clohydric sẽ cho màu nâu. Ngoài ra còn có phenol, axit lactic và vitamin E.

Theo đông y, đan sâm có vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh tâm và can, là thuốc chữa bệnh về máu dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh, điều hòa kinh nguyệt, còn có tác dụng chữa ung thũng, mẩn ngứa.

Tác dụng của đan sâm

1. Điều hòa kinh nguyệt: 10g đan sâm, 6g hương phụ, 10g đương quy, 5g bạch thược, 5g xuyên khung, 10g địa hoàng, cho vào đun với 600ml nước cho đến khi còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

(Diệp Quyết Tuyền)

2. Trị nhũn não: Thực hiện nhỏ giọt 8ml (12g thuốc sống) dung dịch chiết đan sâm trị bệnh ở 43 ca, tỷ lệ có kết quả là 83,72%.

(Khoa thần kinh Bệnh viện Hoa sơn, Báo y học Thượng hải 1978)

3. Hỗ trợ điều trị ung thư: Dùng dung dịch chiết đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch trị 7 ca lymphosarcom, bệnh hoàn toàn hết là 3 ca; ổn định 1 ca và có tiến bộ 1 ca.

(Học báo Trường Đại học Y khoa Tây an 1986)

4. Chữa chứng xơ cứng bì: Nhỏ giọt tĩnh mạch dịch chiết đan sâm trị 16 ca, kết quả tốt 37,6%, khá 31,2%, tỷ lệ có kết quả là 68,8%, thời gian điều trị 43 ngày.

(Tần Vạn Chương tiến hành, Tạp chí Tân y dược học)

5. Điều trị viêm phổi kéo dài: Truyền tĩnh mạch đan sâm trị 13 ca đều hết chứng lâm sàng, phổi hết ran ẩm, 7 ca sau khi chụp X quang thấy phổi hết viêm và 6 ca có tiến triển tốt.

(Thôi Thúc Dân tiến hành, Tạp chí Trung y 1982)

6. Chữa sốt xuất huyết: Dịch đan sâm chích vào tĩnh mạch 10-15ml (2ml tương đương 40g thuốc sống) cho vào dung dịch natri clorua đẳng trương ngày 2 lần, đã trị được 63 ca sốt xuất huyết không có tử vong.

(Truyền dịch đan sâm trị sốt xuất huyết, Diêm Hiểu Bình, Tạp chí Trung y Thiểm tây 1984)

7. Trị ho gà biến chứng não: Chích tĩnh mạch dịch chiết đan sâm, ống 2ml (2g thuốc sống), mỗi ngày 1-2 ống. Theo dõi 28 ca hết co giật trong ngay ngày đầu, 5 ca ho giảm, 10 ca cơn ho giảm nửa và 7 ca không hiệu quả.

(Báo cáo trị 28 cơn ho gà biến chứng não bằng dịch đan sâm, Tiết Nguyên Khôi, Báo Y dược Giang Tây 1978)

tác dụng của đan sâm

8. Chữa bệnh mạch vành, giảm đau thắt ngực

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Hoshi, Tokyo, Nhật Bản đã chỉ ra đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu rõ rệt, giảm đau thắt ngực, phòng ngừa các bệnh tim mạch, bảo vệ tim.

Hoạt chất tansinon II có trong đan sâm được ứng dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Dùng đan sâm chế dạng viên, mỗi lần uống 2 viên (60g thuốc sống), ngày 3 lần, và kiểm nghiệm trên 323 ca, tỷ lệ triệu chứng lâm sàng cải thiện 80,9%, điện tâm đồ cải thiện 57,3%, thiếu máu mạch vành được cải thiện rõ rang và tốt hơn nhồi máu cơ tim, và có một số bệnh nhân giảm cholesterol.

(sách Bệnh tim mạch 1974)

9. Điều trị viêm gan cấp: Nhỏ giọt tĩnh mạch dung dịch chiết đan sâm trên 104 ca viêm gan cấp và kết quả khỏi bệnh đạt 81,7%, cũng trên lâm sàng và thực nghiệm, đan sâm còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn, phục hồi chức năng gan, kháng virus.

(Báo cáo của Kiều Phúc Lương, Thiểm tây Trung y 1980)

10. Chứng suy thận mạn tính: Dùng đan sâm chế thành dung dịch, 3g/2ml, tiêm vào dung dịch gluco 5%-500ml 16-20ml dung dịch đan sâm rồi nhỏ giọt tĩnh mạch, mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 14 ngày. Tiến hành 48 ca, kết quả tình trạng suy thận nhẹ 80%, suy thận suy thận vừa 62,5%, suy thận nặng 65,5%.

(Báo cáo 48 ca suy thận trị bằng đan sâm, Trương Kinh Nhân, Thượng hải Trung y dược tạp chí 1981)

11. Trị viêm gan mạn hoạt động: Dùng chiết xuất đan sâm chích bắp 4ml, theo dõi trong 3 tháng. Kết quả đạt được khi thực hiện 11 ca trong 3 tháng chức năng gan được phục hồi có 6 ca.

(Chích dịch đan sâm trị viêm gan mạn hoạt động, Bạch Ngọc Lương, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984)

đan sâm

12. Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim: 20g đan sâm, 20g kim ngân hoa, 16g hoàng kỳ, 16g đảng sâm, 16g bạch truật, 12g đương quy, 12g long nhãn, 12g liên kiều, 12g hoàng cầm,12g hoàng bá, 8g táo nhân, 8g phục linh, 6g mộc hương, 6g viễn chí, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Hoặc áp dụng bài thuốc khi tim loạn nhịp: 16g đan sâm, 20g sinh địa, 20g kim ngân, 16g đảng sâm, 12g chích cam thảo, 12g mạch môn, 12g hạt vừng, 12g đại táo, 12g liên kiều, 12g a giao, 6g quế chi, 4g gừng tươi, cho tất cả đun lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

(nguồn báo mạng)

13. Thần kinh suy nhược, mất ngủ: Lấy 16g đan sâm, 16g bạch thược, 16g đại táo, 16g hạt muồng sao, 16g mạch môn, 16g ngưu tất 16g huyền sâm, 8g dành dành, 8g toan táo nhân, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

(nguồn báo mạng)

14. Tiêu cục máu đông: Nhà khoa học thuộc trường Đại học Nam California, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và cho thấy đan sâm có khả năng tiêu cục máu đông rất tốt do khả năng ức chế kết tập tiểu cầu và phân hủy fibrin. Khi so sánh với thuốc chống đông máu (Heparin), đan sâm được cho là an toàn và ít biến chứng hơn.

15. Trị huyết khối ở não: Dùng dịch đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch, Diệp Hựu Thái thực hiện 46 ca huyết khối não và đạt kết quả đến 93,5%.

(Học Viện Trung y An huy học báo 1986)

Lưu ý

Những bài thuốc trên chỉ dành để tham khảo cho nhân viên y tế, người bệnh không tự ý áp dụng khi chưa hỏi ý kiến thầy thuốc.


0