Cây chùm ngây có tác dụng gì ?
Mô tả cây chùm ngây Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, thường là ba lần lông chim, có 3-9 đôi lá chét hình trứng, mọc đối. Hoa trắng, có cuống, hơi giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá có lông tơ; lá bắc hình sợi. Quả nang treo, có 3 cạnh, dài 25-30 cm, hơi gồ lên ở chỗ có hạt, khía rãnh dọc. Hạt ...
Mô tả cây chùm ngây
Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, thường là ba lần lông chim, có 3-9 đôi lá chét hình trứng, mọc đối. Hoa trắng, có cuống, hơi giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá có lông tơ; lá bắc hình sợi. Quả nang treo, có 3 cạnh, dài 25-30 cm, hơi gồ lên ở chỗ có hạt, khía rãnh dọc. Hạt màu đen, to bằng hạt đậu Hà lan, tròn, có 3 cạnh và 3 cánh màu trắng dạng màng.
Thành phần hóa học: Vỏ rễ chứa gôm và 2 alcaloit là Moringin và Moringinin; Moringin tương đồng với Benzylanin cũng có trong vỏ thân; trong vỏ thân còn có Beta-sitosterol. Toàn cây chứa một lacton gọi là Pterygospermin, một chất kháng khuẩn có tác dụng đối với vi khuẩn gram + và gram – và cả vi khuẩn ưa axit. Hoa chứa base vô định hình. Hạt chứa 33-38% một thứ dầu không màu, vị dịu, lâu hỏng, dùng ăn được và dùng trong hương liệu để định hương một số hoa.
Tính vị, tác dụng: Rễ có tính kích thích, chuyển máu, gây trung tiện, làm dễ tiêu hóa, trợ tim và bổ tuần hoàn, làm dịu; có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh và gây sảy thai cũng như vỏ cây. Quả có tác dụng làm giảm đau; hoa kích thích và kích dục; hạt làm dịu cơn đau. Gôm (nhựa) từ thân cây chảy ra, màu trắng, cũng có tác dụng làm giảm đau nhẹ.
Lợi ích và công dụng cây chùm ngây
Cây Chùm Ngây Moringa Oleifera hiện được 80 quốc gia trên thế giới , những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát triển sử dụng Moringa như dược liệu kỳ diệu kết hợp chữa những bịnh hiểm nghèo, bệnh thông thường và thực phẩm dinh dưỡng.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics. Cây Chùm Ngây cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất như zeatin, quercetin, beta-sitosterol caffeoylquinic acid và kaempferol, rất hiếm gặp tại các loài cây khác.
Điều Trị :. Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa.. có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u-bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy-hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm.. Cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong Y-học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á. (Phytotherapy Research Số 21-2007).
Dinh Dưỡng: Lá moringa giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.
• Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20gr lá tươi moringa là cung ứng 90% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chat sat, 10% chất đạm cần thiết và hàm luợng Potassium , Đồng, …vàVitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ .
• Đối với các bà mẹ đang mang thai và cho con bú, chi cần dùng 100gr lá tươi mỗi ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, VitaminA ,Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày. :
Cách sử dụng cây chùm ngây
Lá của Cây Chùm ngây dùng nấu canh rất ngọt và bỗ dưỡng, chỉ cần mỗi ngày dùng 2 chén canh rau Chùm Ngây (tương đương 10ɧ-15g lá khô) sẽ cung cấp được dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng và người cân hồi phục sức khỏe sau quá trình điều trị, có thể sử dụng lá non chùm ngây làm sa lát, xào thịt hoặc xay thành bột pha nước đun sôi để nguổi cho tiện dùng.
Khi nấu canh bằng là Chùm ngây sau khi sôi mới bỏ rau vào tránh đun nhiệt độ cao sẽ mất dưỡng chất.
Cây Chùm Ngây sau khi thu hái khỏi cành để thời gian lâu sẽ mất dinh dưỡng vì thế áp dụng công nghệ sấy lạnh sớmȠhơn 12 giờ sau khi thu hái sẽ đảm bảo giá trị dưỡng chất, nếu phơi khô hoặc sấy sau 12 giờ sẽ mất nhiều giá trị của loại cây này.
Ngoài ra có thể sấy khô để dùng uống thay trà cũng rất tốt cho sức khỏe vì thế hiện nay có nhiều loại trà kết ɨợp sử dụng lá và thân cây Chùm ngây hoặc dùng trà Chùm ngây nguyên chất nấu uống thay nước hàng ngày.
Đây là loại thực phẩm chức năng có giá trị cao nên khi mua sử dụng phải lựa chọn cơ sở có uy tín để tránh mua sản phẩm không đủ chất lượngȮ Hiện nay trên thị trường có loại trà Chùm ngây và bột chùm ngây của các thương hiệu như Chùm Ngây Phúc Linh, Chùm Ngây Nông Lâm – Đại học Nông Lâm; Chùm Ngây Ngây Moringa
Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý:
Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng Hạt và Rễ Chùm Ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa.
Liều cho uống : 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột , gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan.
Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vong nơi chuột thử nghiệm.
Không nên dùng Rễ Chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai.
Công dụng của cây chùm ngây trên thế giới
• Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất.
• Ấn Độ: Chùm Ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..); Phạn ngữ: Shobhanjana.Là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện); trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Hạt: dầu từ hạt để trị phong thấp.
• Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm Ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cách
sử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như : Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai..Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt , phong thấp, gout, sưng gan và lá lách..Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng..
• Trung Mỹ: Hạt Chùm Ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán
• Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông.
• Việt Nam : Rễ Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau.