04/06/2018, 09:29

Tác dụng của cây dương xỉ là gì ?

Mô tả cây dương xĩ Tên thường gọi: Dương xỉ thường, Dương xỉ Tên khoa học: Cyclosorus parasiticus Cây thuộc lớp Dương xỉ tòa sen hay lớp Tòa sen( danh pháp khoa học: Marattiopsida ) Chiều cao: 15-30cm Đặc điểm cây dương xỉ: Là cây thân thảo, gần như không thân, cao trung ...

Mô tả cây dương xĩ

Tên thường gọi: Dương xỉ thường, Dương xỉ

Tên khoa học: Cyclosorus parasiticus

Cây thuộc lớp Dương xỉ tòa sen hay lớp Tòa sen( danh pháp khoa học: Marattiopsida)

Chiều cao: 15-30cm

Đặc điểm cây dương xỉ: Là cây thân thảo, gần như không thân, cao trung bình khỏang 15 – 30cm, rộng khoảng 15 – 20cm. Cây dương xỉ có nhiều lá mọc thành cụm nhìn rất sum suê. Dương xỉ có lá kép, dài khoảng 20 – 35cm, giống hình chiếc lược, thon nhọn ở đầu; lá non cuộn tròn, có lông. Lá dương xỉ hay được dùng để cắm hoa.

cay-duong-si 

Cây dương xỉ thích hợp với mọi điều kiện tự nhiên bình thường, rất dễ trồng và chăm sóc; nếu thời tiết mát mẻ, độ ẩm nhiều thì cây phát triển mạnh hơn. Cây dương xỉ có khả năng hấp thụ Aldehyde formic, ức chế xylen và toluene từ máy vi tính và máy in, khiến không khí trong lành hơn, tinh thần thoải mái hơn. Lá và rễ cây dương xỉ được dùng làm thuốc chữa bệnh: thận hư, bong gân, cầm máu… Cây dương xỉ có thể trồng trong bồn, chậu đứng, chậu treo để làm cảnh hoặc để trang trí nhiều nơi như: lối đi, gốc cây lớn, đồi cảnh, hòn non bộ…Cây dương xỉ đặt trong phòng làm việc cũng rất thích hợp.

Sau đây là một số bài thuốc của cây dương xĩ (cẩu tích)

Chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, bạch đới, tiểu són do thận hư: Cẩu tích 15 – 20g, Thục địa 12 – 16g, Đỗ trọng 10 – 12g (Có thể dùng đỗ trọng bắc hoặc đỗ trọng dây), dây tơ hồng (sao qua) 8 – 10g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn: Cẩu tích 15 – 20g, Ngưu tất (hoặc rễ cỏ xước) 10 – 12g, ý dĩ 12 – 16g, mộc qua 6 – 8g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

Hoặc dùng bài thuốc sau đây: Cẩu tích 15 – 20g, tục đoạn 12 – 16g, cốt toái bổ 12 – 16g, tang chi 10 – 12g, thiên niên kiện 6 – 8g, lá lốt 10 – 12g, cỏ xước 10  – 12g , sắc uống như bài thuốc trên.

cay-duong-si-1

Chữa khí huyết suy yếu, tây chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp: Cẩu tích 15 – 20g, Đương quy 10 – 12g, xuyên khung 4 – 6g, tục đoạn 10 – 12g, cốt toái bổ 10 – 12g, tang ký sinh (tầm gửi cây dâu) 12 – 16g, bạch chỉ 4 – 6g. Nấu với 750ml nước, sắc còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Hoặc dùng bài ngâm rượu (theo GS.Lê Minh Xuân, Những bài thuốc nam hay), như sau:

Câu tích 20g, Hà thủ ô đỏ (Chế) 40g, Hoàng tinh (chế), tục đoạn 20g, hy thiêm 30g, ngưu tất 10g, huyết giác 10g, huyết rồng 40g, ngũ gia bì 10g, tang chi 30g, thiên niên kiện 30g, thổ phục linh 10g, ngâm với 2 lít rượu trắng tốt, sau 1 tuần là dùng được. Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml trước bữa ăn.

Lưu ý: Nội dung chỉ là bài viết để quý vị tham khảo, tuyệt đối không được tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn, để biết tình trạng cụ thể quý vị cần sự tư vấn từ thầy thuốc, cũng như thăm khám lâm sàng của bác sỹ đông y, lương y để trực tiếp kê đơn cho quý vị.

0