Cấu trúc bài thi Ielts Speaking
. Speaking là phần thi cuối cùng trong bài thi Ielts. Thường là phần sẽ làm các bạn căng thẳng nhất bởi các bạn sẽ phải thi vấn đáp - mặt dối mặt với giám khảo. Một bài thi Speaking thường bao gồm 3 phần, dưới đây mình sẽ giới thiệu cụ thể từng phần và một số chú ý cho các bạn nhé. ...
Speaking là phần thi cuối cùng trong bài thi Ielts. Thường là phần sẽ làm các bạn căng thẳng nhất bởi các bạn sẽ phải thi vấn đáp - mặt dối mặt với giám khảo. Một bài thi Speaking thường bao gồm 3 phần, dưới đây mình sẽ giới thiệu cụ thể từng phần và một số chú ý cho các bạn nhé.
Section 1 (4 – 5 phút)
Phần này bao gồm các câu hỏi chung về bản thân như giới thiệu tên, tuổi, sở thích…. các câu hỏi cho lần gặp gỡ đầu tiên giữa 2 người. Thông thường phần này sẽ được chia thành 3 phần nhỏ:
- phần 1: hỏi về tên, tuổi, người nước nào, ID…
- phần 2: hỏi về bản thân, gia đình, công việc hiện tại
- phần 3: hỏi về các vấn đề sở thích, các câu hỏi này được chọn từ những câu hỏi mẫu, ví dụ như Do you enjoy traveling and why/why not?
Đây là phần rất chung và rất dễ lấy điểm. Vì vậy, hãy thực tập thật nhiều để gây ấn tượng tốt, và để lấy tinh thần cho các phần sau.
Phần này tuy chỉ là những câu hỏi đơn giản, tuy nhiên bạn cũng không nên trả lời quá ngắn gọn, mà cũng đừng quá dài, giống như đã học thuộc trước.
– Where are you living?
– Không nên chỉ trả lời: I am living in HCM city
– Mà hãy trả lời dài hơn: I am living in HCM city, this is the biggest city in Vietnam and I like this city the most rather than others.
– Hoặc: I am living in distric 3, HCM city. This is also the place that my mom and father fell in love together and I was born there as well.
Section 2 (3 – 4 phút)
Bạn sẽ nhận được một chủ đề và nói một mình trong khoảng 1 – 2 phút. Trước đó bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị những ý bạn sẽ nói, bạn sẽ được cung cấp giấy và viết để take note. Chú ý rằng, mặc dù bạn có tối đa 2 phút để nói về chủ đề nào đó, hãy cố gắng nói càng nhiều càng tốt cho đến khi nào examiner stop bạn, bạn sẽ không bị trừ điểm vì..nói quá nhiều đâu.
Đây là phần tương đối khó, vì bạn sẽ nói một mình về một chủ đề nào đó, examiner sẽ không hỏi câu nào trong phần này cả. Cũng đừng quá lo lắng vì bạn có 1 phút chuẩn bị trước khi bắt đầu nói. Hãy tận dụng tối đa thời gian này, ghi ra các ý chính bạn sẽ nói, trong quá trình nói nếu quên bạn có thể nhìn vào tờ giấy bạn vừa take note và tiếp tục.
Ví dụ bạn nhận được một đề như thế này: Describe a favourite holiday destination that you like
Hãy ghi lại các ý bạn sẽ nói ví dụ như:
- Nơi đó ở đâu, lần đầu tiên bạn đến đó: Nha Trang, july 2000..
- Đến đó bằng gì, với ai: plane, my family…
- Mình thường làm gì ở đó: visit relative, swimming…
- Điều đặc biệt khiến bạn thích nơi đó: beautiful beach, pure sand…
Chỉ nên ghi các ý chính bạn sẽ nói, không ghi quá dài vì bạn chỉ có 1 phút, nếu bí..hãy bịa ra, sẽ không có đúng hay sai gì cả, điều quan trọng là keep talking until the examiner stop you.
Thông thường, đề mở đầu cho phần 2 này bạn có thể nói: I am going to talk about my favorite holiday destination….
Section 3 (4 – 5 phút)
Ở phần này, bạn sẽ được hỏi các câu hỏi liên quan đến chủ đề mà bạn đã nói trong section 2. Thông thường phần này sẽ yêu cầu bạn có khả năng sử dụng nhiều cấu trúc câu khác nhau và từ vựng trong khi nói. Ví dụ với đề bài trên, các câu hỏi cho phần này có thể như:
- Can you predict any major changes that could happen in the Tourist Industry over the next 50 years?
- Can you compare the tourist industry in your country today with the tourist industry when your grandparents were young?
- Can you identify some of the factors that have led to the Industry success of the airline industry?
Chú ý trong bài thi speaking:
- Luôn nhìn thẳng vào mắt examiner khi bạn nói, điều này thể hiện sự tôn trọng người đối diện, thỉnh thoảng hãy mỉm cười
- Cố gắng tạo ra sự thân thiện khi giống như một cuộc trò truyện giữa 2 người bạn
- Nếu bạn nói nói sai về mặt ngữ pháp hay phát âm, đừng lo lắng, hãy nói lại, ngay cả người bản sứ họ vẫn làm vậy.. examiner sẽ không ghi lại từng lỗi trong phần speaking của bạn đâu.
- Đừng tỏ ra quá clever, chỉ cần trả lời câu hỏi như một cuộc trò truyện hàng ngày. Nếu nói quá nhiều, bạn sẽ tự làm khó mình, vì bạn sẽ nhận được thêm những câu hỏi như Why, Where…?
(Sưu tầm)