24/06/2018, 16:54

Câu hỏi ôn tập bài 42: Đóng góp của các dân tộc ít người vào sự nghiệp chung của đất nước – Lịch sử 10

Câu 1. Trình bày những đóng góp của các dân tộc ít người ở nước ta về kinh tế – văn hóa. Gợi ý làm bài – Về mặt kinh tế: + Sống trên vùng rừng núi, trung du, tuy điều kiện khó khăn nhirtig nhờ thời tiết thuận lợi, các dân tộc ít người sớm tạo dựng được cho mình một nền kinh tế nông nghiệp ...

Câu 1. Trình bày những đóng góp của các dân tộc ít người ở nước ta về kinh tế – văn hóa.

Gợi ý làm bài

– Về mặt kinh tế:

+ Sống trên vùng rừng núi, trung du, tuy điều kiện khó khăn nhirtig nhờ thời tiết thuận lợi, các dân tộc ít người sớm tạo dựng được cho mình một nền kinh tế nông nghiệp ít nhiều ển định kết hợp với chăn nuôi, làm nghề thủ công và lâm nghiệp.

+ Ở vùng cao, đồng bào sớm sáng tạo ra nghề trồng lúa ở nương, rẫy. Ở vùng thấp hay ở các thung lũng màu mỡ, đồng bào biết trồng lúa nước, đào mương và tưới tiêu. Nhiều tộc người đã biết dùng guồng chuyển nước vào ruộng, làm xe đạp nước, đắp đập giữ nước. Ngoài ra, họ còn trồng nhiều cây lương thực khác như sắn, ngô, khoai và các loại cây ăn quả. Đất đai được khai phá, làng bản được thành lập, con người có điều kiện định cư lâu đời.

+ Núi rừng là môi trường thuận lợi cho đồng bởo dân tộc ít người phát triển săn bắt, hái lượm. Nhiều lâm sản quý được khai thác. Chăn nuôi gia súc phát triển. Ở một số” vùng, người ta đã biết chăn nuôi theo đởn.

+ Các nghề thủ công cũng rất phong phú, đa dạng. Nhiều nơi, đồng bào đã biết trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa. Bông, đay được trồng trọt, và ở đây, nghề dệt thổ cẩm, gấm thêu nhiều loại hoa văn có màu sắc khác nhau do phụ  nữ đảm nhiệm, rất phát triển. Các nghề rèn, đúc kim loại, làm đồ gốm cũng đã đáp ứng được ít nhiều cho nhu cầu của người dân, phục vụ săn bắt, chiến đấu. Người Chăm, người Khơ-me, người Thái, người Tày… rất khéo tay trong xây dựng nhà cửa, đan lát. Nhiều công trình kiến trúc của người Chăm hiện còn lưu lại đã để hiện tài năng và nghệ thuật của họ trong xây dựng và chế tạo các sản phẩm thủ công.

–           Về văn hóa:

+ Mỗi dân tộc đều có một nét văn hóa riêng. Tín ngưỡng dân gian, phong tục, tập quán đa dạng, phong phú. Mỗi dân tộc đều có những lễ hội riêng, đặc sắc.

+ Thơ ca dân gian rất phát triển. Người Thái, người Tày, người Mường, người Ba-na, người Ê-đê… đều có hàng loạt sử thi, truyện thơ, dân ca như cảu chủa cheng vùa, út Lót – Hồ Liêu, xống chụ xon xao, Đẻ đất đẻ nước, Quắm tố mướng, Đam Săn – Xinh Nhã, Ông trống bở trống… vừa phản ánh các sự tích lịch sử, vừa ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người như hiếu thảo, thủy chung, nhân nghĩa, dũng cảm…

+ Nghệ thuật ca múa phong phú với hàng loạt điệu mụa, bài ca, như người Khơ-me Nam Bộ có các điệu múa Rom-vông, Rom xa-ra-măn, múa Gáo dừa, múa Chim công…, người Thái CÓ múa Xòe, múa Sạp, người Gia-rai có múa Trống, múa Đao…, người Cơ-tu có múa Da dạ, người Cao Làn – Sán Ch1 có múa Chim câu, múa Trông…

+ Ca nhạc phổ biến với nhiều nhạc cụ như đởn đá, đởn Trứng, nhị, sáo, khèn, cồng, chiêng, đởn krông-pút và hàng loạt làn điệu dân ca như si, lượn, hát then, hát ru, hát đói, khắp lồng tồng, khắp báo xa, khắp ca…

+ Người Thái, người Chăm có chữ viết riêng, nhưng chưa xây dựng được nền giáo dục riêng. Ở người Chăm, trải qua quá trình lịch sử lâu dởi của quô”c gia Cham-pa đã để lại rất nhiều công trình nghệ thuật quý giá như hệ thống tháp Chăm, khu thánh địa Mỹ Sơn, những tương thần Si-va, Vi-snu, chim thần Ga-ru- đa, tượng Phật, nhiều bản phù điêu trên đá với hàng loạt mô típ hoa văn đặc sắc và nhiều bi kí có giá trị lịch sử – văn hóa cao.

Câu 2. Trình bày những đóng góp của các dân tộc ít người ở nước ta vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Gợi ý làm bài

–              Vị trí địa lí, ý thức tự cường cùng những chính sách của các nhà nước phong kiến đã sớm tạo điều kiện cho các dân tộc ít người góp phần tích cực của mình vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

–              Từ thời Văn Lang – Âu Lạc, các tộc người mạn Bắc đã “chung lưng đấu cật” trong kháng chiến chống xâm lược của nhà Tần, bảo vệ quê hương. Tinh thần đó được kế tục trong những cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc.

–              Từ thế kỉ X, đất nước bước vào thời đại phong kiến độc lập lâu dởi. Hàng loạt cuộc xâm lược của các triều đại phương Bắc đã diễn ra, buộc dân tộc Việt Nam phải đứng lên cầm vũ khí chông giặc cứu nước.

–              Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, nhân dân các dân tộc thiểu số phía Bắc Đại Việt đã góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi chiến lược “tiên phát chế nhân” và đánh bại quân Tống ở chiến tuyến Như Nguyệt.

–              Trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần, nhân dân các dân tộc thiểu số” đã cùng cả nước đánh giặc, làm nên biết bao sự tích anh hùng trên đường tiến quân hay rút lui của giặc.

– Tiếp đó, ở thế kỉ XV, khi quân Minh xâm chiếm nước ta, nhân dân các dân tộc thiểu số” đã quyết “không đội trời chung cùng quân giặc”, tự động tổ chức cuộc chiến đấu, góp phần xứng đáng vào thắng lợi huy hoàng của khởi nghĩa Lam Sơn.

–              Ba trăm năm sau, khi đất nước trải dởi xuống phía nam, một lần nữa, các dân tộc ít người, đặc biệt là các dân tộc ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, đã đi theo người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ – Quang Trung, không ch1 đánh đổ các tập đoởn phong kiến đang thống trị mở còn chiến đâu quyết liệt đánh tan quân xâm lược Thanh vào cuối thế kỉ XVIII, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0