24/06/2018, 16:53

Câu hỏi ôn tập bài 34: Tình hình kinh tế nông nghiệp – Lịch sử 10

Câu 1. Cho biết tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII Gợi ý làm bài – Ngay từ đầu thế kỉ XVI, chính sách ruộng đất thời Lê sơ về cơ bản đã bị phá sản do sự phát triển nhanh chóng của ruộng đất tư hữu. + Mặc dù về hình thức, nhà nước ...

Câu 1. Cho biết tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII

Gợi ý làm bài

–              Ngay từ đầu thế kỉ XVI, chính sách ruộng đất thời Lê sơ về cơ bản đã bị phá sản do sự phát triển nhanh chóng của ruộng đất tư hữu.

+ Mặc dù về hình thức, nhà nước vẫn ngăn cám việc biến ruộng công thành ruộng tư, nhưng trên thực tế quá trình đó vẫn không ngừng diễn ra tại các làng quê.

+ Trong các làng xã, đã xuất hiện nhiều chủ sở hữu có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mẫu ruộng.

–              Lúc này ở Đàng Ngoài, người nông dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cấy trồng. Theo ghi chép của nhà bác học Lê Quý Đôn thế kỉ XVIII, người dân vùng châu thổ sông Hồng thường cấy 8 giống lúa chiêm, 27 giống lúa mùa, 29 giống lúa nếp và trồng nhiều loại cây khác như ngô, kê, khoai, sắn, rau màu, cây ăn quả… Ngành chăn nuôi gia cầm, gia súc, nuôi trồng thủy hải sản cũng phát triển mạnh và giữ vị trí quan trọng.

– Chính sách ruộng đất của họ Trịnh nhằm phục vụ cho quyền lợi của nhà nước phong kiến, giai cấp địa chủ, tầng lớp quan liêu và binh sĩ.

– Đón đầu thế kỉ XVIII, quỹ đất công còn lại ít. Ngoài vùng Sơn Nam Hạ (vùng Nam Định, Thái Bình) có tương đối nhiều ruộng công, còn các xứ khác, ruộng công ch1 đủ để cung cấp cho quan lại và quân lính.

–              Người nông dân đã bị chiếm đoạt phần ruộng đất tư, lại hết hi vọng ở phần ruộng đất công của làng xã. Trong khi đó, nhà nước Lê – Trịnh ngày cởng tăng cường bóc lột tô thuế, lao dịch, binh dịch đói với nông dân. Nhà nước cũng đồng thời phó mặc cho nông dân các công việc đê điều, thủy lợi, khiến cho nạn hạn hán, lụt lội, và đê xảy ra liên tiếp.

–              Những nông dân nghèo khổ “không có đất cắm dùi”, phải rời bỏ đồng ruộng, xóm làng đi lang thang kiếm sống ngày càng đông đảo. Từ những năm 30 của thế kỉ XVIII, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt đã đẩy xã hội Đàng Ngoài vào tình trạng suy yếu và khủng hoảng.

Câu 2. Trình bày công cuộc khai hoang và kinh tế nông nghiệp Đàng Trong.

Gợi ý làm bài

–              Đến thế kỉ XVII, đất Thuận – Quảng được mở rộng về phía nam. Năm 1611, Nguyễn Hoàng cho quân vượt qua đèo Cù Mông, lập ra phủ Phú Yên. Cùng với các biện pháp quân sự, họ Nguyễn chiêu tập lưu dân đưa đến khai khẩn vùng Đa Diễn (lưu vực sông Đà Rằng). Sau đó vào năm 1653, Nguyễn Phúc Tần mở rộng cương giới đến sống Phan Rang… Đến năm 1693, toàn bộ phần đất còn lại của Cham-pa đã được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.

–              Cũng từ đầu thế kỉ XVII, bắt đầu có những tầng lớp cư dân Việt vượt biển vào Đồng Nai khai khẩn đất hoang, lập ra những làng Việt đầu tiên trên đất Mô Xoởi (Bở Rịa). Năm 1623, chúa Nguyễn đã thỏa thuận được với chính quyền Chân Lạp để lập một trạm thu thuế ở Pray Kor (vùng Sởi Gòn ngày nay). Giữa lúc đó, một số” quan lại và quân lính ở Trung Quốc trung thành với triều đình nhà Minh, không cháp nhận sự thống trị của nhà Thanh đã vượt biển vào Đàng Trong tìm đất sinh sống. Chúa Nguyễn cho họ khai khẩn vùng đất phía nam và họ đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình khai phá vùng đất đồng bằng sống Cửu Long.

–              Vùng Thuận – Quảng (tương đương với Trung Bộ hiện nay) có các dải đồng bằng nhỏ hẹp và cơ bản đã được khai phá từ thời Lê trở về trước, nên cơ cáu tổ chức xóm làng có nhiều nét giông với Đàng Ngoài. Ở đây, ruộng đất công làng xã còn tồn tại khá phổ biến. Bên cạnh đó, còn có một số diện tích đáng kể thuộc quyền sở hữu nhà nước.

–              Vùng đất phía nam, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đất nhiều, dân CƯ thưa thớt, chúa Nguyễn đã thi hành chính sách khai hoang, cho phép biến ruộng đất khai phá được thành ruộng tư nhân. Chúa Nguyễn còn khuyến khích những địa chủ giàu có ở Thuận – Quảng chiêu mộ những người dân nghèo vào khai hoang ở Đồng Nai, Gia Định. Lực lượng khai hoang chủ yếu là lưu dân người Việt và một bộ phận những người dân gốc Cham-pa, Chân Lạp. Thế kỉ XVII – XVIII, ở đồng bằng sông Cửu Long đã nảy sinh hiện tượng tích tụ ruộng đất với quy mô lớn. Theo Lê Quý Đôn, những địa chủ giàu có ở Đồng Nai, Gia Định – mỗi nhà có đến 50 – 60 điền nô, 300 – 400 trâu bò. Vùng Đồng Nai, Gia Định đã trở thành khu vực sản xuất nông nghiệp phát triển.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0