Câu hỏi ôn tập bài 33: Chiến tranh phong kiến và sự chia cắt đất nước – Lịch sử 10
Câu 1. Trình bày cuộc nội chiến Nam – Bắc triều. Gợi ý làm bài – Giữa lúc nhà Mạc đang phải tập trung lực lượng để đối phó với các cuộc nổi dậy trong nước, Nguyễn Kim, một tướng cũ của nhà Lê, đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê. – Nguyễn Kim đã quy ...
Câu 1. Trình bày cuộc nội chiến Nam – Bắc triều.
Gợi ý làm bài
– Giữa lúc nhà Mạc đang phải tập trung lực lượng để đối phó với các cuộc nổi dậy trong nước, Nguyễn Kim, một tướng cũ của nhà Lê, đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê.
– Nguyễn Kim đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần nhà Lê chống lại nhà Mạc, thế lực ngày càng mạnh.
– Từ năm 1539 đến năm 1543, Nguyễn Kim đánh chiếm Thanh Hóa, Nghệ I An và xây dựng khu vực này thành vùng kiểm soát của chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê trung hưng.
– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm thay thế vị trí của ông, tiếp tục cuộc chiến tranh với nhà Mạc. Cũng bắt đầu từ đây, họ Trịnh kế tục nhau nắm quyền chi phối triều Lê. Thế lực chính quyền vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh, Nghệ (gọi là Nam triều) ngày càng mạnh, đối địch với chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long (gọi là Bắc triều).
– Cuộc nội chiến Nam – Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần 40 trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.
– Năm 1592, quân Nam triều tấn công ra Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. Cục diện chiến tranh Nam- Bắc triều cơ bản đã chấm dứt, nhưng lực lượng nhà Mạc còn chiếm cứ nhiều nơi, rồi rút lên cô” thủ ở Cao Bằng cho đến năm 1677.
Câu 2. Trình bày nội chiến Trịnh – Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài
Gợi ý làm bài
– Ngay từ khi cuộc chiến Nam – Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mọi quyền hành loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn. Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim, đã tìm mọi cách để được vào trấn thủ ở Thuận Hóa.
Thuận Hóa (vùng đất phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân) vốn là đất cũ của Cham-pa, tuy đã được sáp nhập vào Đại Việt từ lâu, nhưng đến lúc này dân cư vẫn rất thưa thớt, kinh tế kém phát triển. Để thu hút người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống, Nguyễn Kim thi hành một số chế độ cai trị khoan hòa, khuyến khích sản xuất* Sau hơn 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm lĩnh Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông).
– Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh. Dần dần, khu vực Thuận – Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.
– Chiến tranh Trịnh I Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh – Nguyễn đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, có khi kéo dài năm này qua năm khác. Cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức người, sức của của dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng. Cuộc chiến tranh dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.
– Vùng đất từ sông Gianh, lũy Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê – Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Họ Trịnh xưng vương, lập phủ Chúa, tuy vẫn duy trì triều đình vua Lê, nhưng thực tế đã thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến vua Lê thành bù nhìn.
– Vùng Thuận – Quảng ở phía nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn. Chúa Nguyễn tự xưng vương, lập phủ Chúa, cải tổ cơ cấu chính quyền theo quy cách một triều đình đế vương, bắt nhân dân phải thay đổi cách ăn mặc và phong tục tập quán cho khác với Đàng Ngoài. Mặc dầu vậy, theo quan niệm của nhân dân ta, Đàng Trong và Đàng Ngoài chỉ là hai khu vực của quốc gia Đại Việt.
Câu 3. Hãy nêu những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Gợi ý làm bài
Những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII
a) Sự suy yếu của triều Lê và sự ra đời của triều Mạc:
– Đầu thế kỉ XVI, triều Lê ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và mất hết vai trò tích cực. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân và các thế lực chống lại triều đình nổi lên ở khắp nơi, làm cho triều Lê càng thêm suy yếu.
– Giữa lúc đó, thế lực của Thái phó Mạc Đăng Dung ngày càng mạnh thêm.
– Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc.
– Nhà Mạc đã tập trung củng cố chính quyền và kỉ cương đất nước bằng cách tổ chức lại bộ mấy quan lại. về cơ bản, hệ thống luật pháp hoàn bị của nhà Lê vẫn được tiếp tục duy trì, nhưng được xem xét và điều chỉnh lại cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
– Tình hình đất nước những năm đầu triều Mạc đã dần đi vào thế ổn định; kinh tế, văn hóa có những dấu hiệu phát triển.
– về chính sách đối ngoại, nhà Mạc lại tỏ ra hết sức lúng túng. Trong tình thế bức bách, nhà Mạc buộc phải đáp ứng nhiều yêu sách vô lí của nhà Minh (Trung Quốc). Việc làm này đã gây nên sự bất bình trong hàng ngũ quan lại và dân chúng, khiến nhà Mạc dần lâm vào tình thế cô lập. Những người ủng hộ triều Lê ngày càng có điều kiện thuận lợi để tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc.
b) Nội chiến Nam -Bắc triều:
– Không chấp nhận triều Mạc, một số” quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê. Từ năm 1539 đến năm 1543, Nguyễn Kim đánh chiếm Thanh Hóa, Nghệ An và xây dựng khu vực này thành vùng kiểm soát của chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê trung hưng.
– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm thay thế vị trí của ông, tiếp tục cuộc chiến tranh với nhà Mạc. Họ Trịnh kế tục nhau nắm quyền chi phối triều Lê. Thế lực chính quyền vua Lê, chúa Trịnh ỏ vùng Thanh, Nghệ (gọi là Nam triều) ngày càng mạnh, đối địch với chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long (gọi là Bắc triều).
– Cuộc nội chiến Nam – Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần 40 trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.
– Năm 1592, quân Nam triều tấn công ra Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. Cục diện chiến tranh Nam – Bắc triều cơ bản đã chấm dứt, nhưng lực lượng nhà Mạc còn chiếm cứ nhiều nơi, rồi rút lên cố thủ ở Cao Bằng cho đến năm 1677.
c) Nội chiến Trịnh – Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài:
+ Ngay từ khi cuộc chiến Nam – Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mọi quyền hành loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn. Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim, đã tìm mọi cách để được vào trấn thủ ở Thuận Hóa (vùng đất từ phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân), sau đó được giao kiêm lĩnh Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông). Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc họ Trịnh. Dần dần, khu vực Thuận
– Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.
– Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân thắng bại, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước thành Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào), với hai chính quyền riêng biệt. Tình hình đất nước chia cắt lâu dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, gây nên nhiều hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.
Câu 4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI – XVIII. Cho biết hậu quả của việc chia cắt đất nước đối với tiến trình phát triển lịch sử đất nước.
Gợi ý làm bài
a) Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI – XVIII:
Do các tập đoàn phong kiến tranh chấp quyền lực đã tiến hành các cuộc chiến tranh phong kiến gây nên tình trạng chia cắt đất nước.
– Thời Nam – Bắc triều:
+ Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào khủng hoảng suy yếu, các thế lực phong kiến nổi dậy tranh cháp quyền lực, mạnh nhất là thế lực của Thái phó Mạc Đăng Dung.
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi, lập ra nhà Mạc, đóng đô ở Thăng Long, gọi là Bắc triều.
+ Nguyễn Kim, một tướng cũ của nhà Lê, chạy vào Thanh Hóa, bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập ra triều Lê, đóng đô ở Thanh Hóa gọi là Nam triều. Cuộc nội chiến Nam – Bắc triều kéo dởi gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần 40 trận chiến lớn nhỏ đã tởn phá đất nước hết sức nặng nề.
+ Năm 1592, quân Nam triều tấn công ra Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. Cục diện chiến tranh Nam – Bắc triều về cơ bản đã chấm dứt, nhưng lực lượng nhà Mạc còn chiếm cứ nhiều nơi, rồi rút lên cô” thủ ở Cao Bằng cho đến năm 1677.
– Sự chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài:
+ Do mâu thuẫn trong nội bộ Nam triều: Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mình mọi quyên hành và loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn.
+ Trước tình thế đó, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim đã xin vào trán thủ ở Thuận Hóa (vùng đất từ phía nam đèo ngang đến đèo Hải Vân), sau được giao kiêm lĩnh Trán thủ cả xứ Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông). Dần dần, biến khu vực Thuận – Quảng trở thành vùng đất của tập đoởn phong kiến Nguyễn, ra sức xây dựng lực lượng để chống họ Trịnh.
+ Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh – Nguyễn đánh nhau bảy lần. Cuối cùng, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).
b) Hậu quả của việc chia cắt đất nước đối với tiến trình phát triển lịch sử đất nước:
– Đất nước chia cắt, khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ, là cơ hội cho giặc ngoại xâm nhòm ngó xâm chiếm.
– Làm hao tổn sức người, sức của của dân, làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa; xã hội không ổn định, đất nước suy yếu.
– Chiến tranh liên miên, nhân dân phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, đồng ruộng, xóm làng bị triệt phá. Chính quyền phong kiến không quan tâm đến việc phát triển sản xuất, nền kinh tế bị giảm sút, yếu kém, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, khổ cực.
– Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bị gián đoạn, tâm lí chia rẽ vùng miền ảnh hưởng đến quá trình thống nhất đất nước.
Câu 5. Vì sao lại có sự phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài và sự phân chia này có ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình phát triển của lịch sử đất nước?
Gợi ý làm bài
a) Có sự phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài, vì:
– Ngay từ khi cuộc chiến Nam – Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mọi quyền hành, loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn. Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim, đã tìm mọi cách để được vào trấn thủ ở Thuận Hóa.
– Thuận Hóa (vùng đất phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân) vốn là đất cũ của Cham-pa, tuy đã được sáp nhập vào Đại Việt từ lâu, nhưng đến lúc này dân cư vẫn rất thưa thớt, kinh tế kém phát triển. Để thu hút người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống, Nguyễn Kim thi hành một số chế độ cai trị khoan hòa, khuyến khích sản xuất. Sau hơn 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm lĩnh Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông).
– Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh. Dần dần, khu vực Thuận – Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.
– Chiến tranh Trịnh ị Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh ị Nguyễn đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, có khi kéo dởi năm này qua năm khác. Cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức người, sức của của dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng. Cuộc chiến tranh dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.
– Vùng đất từ sông Gianh, Lũy Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê – Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Họ Trịnh xưng vương, lập phủ Chúa, tuy vẫn duy trì triều đình vua Lê, nhưng thực tế đã thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến vua Lê thành bù nhìn.
– Vùng Thuận Quảng ở phía nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn. Chúa Nguyễn tự xưng vương, lập phủ Chúa, cải tổ cơ cấu chính quyền theo quy cách một triều đình đế vương, bắt nhân dân phải thay đổi cách ăn mặc và phong tục tập quán cho khác với Đàng Ngoài. Mặc dầu vậy, theo quan niệm của nhân dân ta, Đàng Trong và Đàng Ngoài ch1 là hai khu vực của quốc gia Đại Việt.
b) Ảnh hưởng của sự phân chia đến tiến trình phát triển của lịch sử đất nước:
– Sự phân chia đất nước của các tập đoàn phong kiến đã dẫn đến các cuộc chiến tranh kéo dài hết năm này qua năm khác, đã làm hao tổn sức người, sức của của dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng.
– Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng, đặc biệt với sự chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, hình thành chính quyền ở hai miền trở thành giang sơn của hai dòng họ (Đàng Ngoài, họ Trịnh xưng vương, thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến vua Lê thành bù nhìn; Đàng Trong, Chúa Nguyễn xưng vương, lập phủ chúa, bắt nhân dân phải thay đổi cách ăn mặc và phong tục tập quán cho khác với Đàng Ngoài), Đại Việt đứngtrước nguy cơ bị chia cắt thành hai quốc gia, đã làm tổn thương đến sự phát triển của đất nước, dân tộc.
Câu 6. Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền ở Đàng Trong, Đàng Ngoài. Nhận xét.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ sơ đồ:
Sơ đồ tế chức chính quyền ờ Đàng Trong, Đàng Ngoài
b) Nhận xét:
– Tổ chức chính quyền Đàng Ngoài:
+ Bộ máy nhà nước Đàng Ngoài được xây dựng lại hoàn chỉnh, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, vua Lê chỉ là bù nhìn, mọi quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh.
+ Bộ mấy nhà nước cồng kềnh gây ảnh hưởng không tốt đến việc cai quản đất nước.
– Tổ chức chính quyền Đàng Trong: ch1 là tổ chức chính quyền địa phương dưới sự cai quản của chúa Nguyễn.
Câu 7. Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Hãy trình bày quá trình hình thành và hoàn thiện bộ máy chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. So sánh hai bộ máy chính quyền này.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ sơ đồ:
b) Quá trình hình thành và hoàn thiện bộ máy chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong:
– Từ thế kỉ XVII, đất Đàng Trong chia thành 12 dinh, nơi đóng phủ chúa được gọi là Chính dinh. Mỗi dinh đều có 2 hay 3 ti trông coi mọi việc, nhưng chủ yếu lo việc thuế khóa và hộ khẩu.
– Năm 1744, Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập triều đình trung ương, đổi 3 ti thành 6 bộ và đặt thêm quan chức. Các dinh vẫn giữ như cũ.
c) So sánh hai bộ máy chính quyền này:
– Giống nhau:
+ Vẫn công nhận sự tồn tại của vua Lê, nhưng cả hai đều coi vua Lê như là hư vị.
+ Đến thời Nguyễn Phúc Khoát, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương gần như giống nhau,
– Khác nhau:
+ Ở Đàng Trong không có triều đình vua Lê, ch1 cổ phủ Chúa Nguyễn.
+ Đến cuối thế kỉ XVIII, triều đình Đàng Trong vẫn chưa hoàn chỉnh.
Câu 8. Hãy lập bảng so sánh chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong.
Gợi ý làm bài
Bảng so sánh chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong
Nội dung so sánh | Đàng Ngoài | Đàng Trong | |
Chính quyền trung ương | – Gồm triều đình nhà Lê và phủ chúa Trịnh. Chúa Trịnh thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến vua Lê thành bù nhìn, về sau, chứa Trịnh đặt thếm 6 phiên, ch1 đạo hoạt động của các bộ. | – Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưtig vương, thành lập triều đình trung ương, đổi 3 ti thành 6 bộ và đặt thếm quan chức.
– Ban đầu không có ưiều đình trung ương. |
|
Chính quyền địa phương | – Đàng Ngoài được chia thành 12 trán, có Trán thủ đứng đầu, làm việc với sự giúp đở của hai ti. Dưới trán là phủ, huyện, châu, xã.
– Tuyển chọn quan lại như thời Lê sơ. |
– Đất Đàng Trong chia thành 12 dinh, nơi đóng phủ chúa được gọi là Chính dinh. Mỗi dinh có 2 hay 3 ti ương coi mọi việc, nhưng chủ yếu lo việc thuế khóa và hộ khẩu. Dưới dinh là phủ, huyện, tông, xã (hay phường, thuộc).
– Tuyển chọn quan lại bằng nhiều cách: dòng dõi, đề cử, khoa cử. |
|
Quân đội | – Quân thường trực (quân Tam phủ), tuyển chủ yếu từ 3 phủ của Thanh Hóa và một số huyện của Nghệ An.
– Ngoại binh được tuyển từ 4 trấn xung quanh kinh thành. |
Quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, được trang bị vũ khí đầy đủ, có súng đại bác chế tạo theo kiểu phương Tây. |
Câu 9. Trình bày nguyên nhân, diễn biến các cuộc chiến tranh phong kiến ở thế kỉ XVI – XVII. Hãy nêu hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Gợi ý làm bài
a) Nguyên nhân, diễn biến các cuộc chiến tranh phong kiến thế kỉ XVI – XVII:
- Nội chiến Nam – Bắc triều:
– Nguyên nhân:
+ Giữa lúc nhà Mạc phải tập trung lực lượng để đôi phó với các cuộc nổi dậy ỏ trong nước thì Nguyễn Kim, một tướng cũ của nhà Lê, đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê. Nguyễn Kim đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần nhà Lê chống lại nhà Mạc, thế lực ngày cởng mạnh. Từ năm 1539 đến năm 1543, Nguyễn Kim đánh chiếm Thanh Hóa, Nghệ An và xây dựng khu vực này thành vùng kiểm soát của chính quyền nhà Lé dưới danh nghĩa triều Lê trung hưhg.
+ Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm thay thế vị trí của ông, tiếp tục cuộc chiến tranh với nhà Mạc. Họ Trịnh kế tục nhau nắm quyền chi phối triều Lê. Thế lực chính quyền vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh, Nghệ (gọi là Nam triều) ngày càng mạnh, đối địch với chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long (gọi là Bắc triều).
– Diễn biến:
+ Cuộc nội chiến kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần 40 trận chiến lớn nhỏ đã tởn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.
+ Năm 1592, quân Nam triều tấn công ra Thăng Long, giởnh thắng lợi quyết định. Cục diện chiến tranh Nam – Bắc triều cơ bản đã chám dứt, nhiừig lực lượng nhà Mạc còn chiêm cứ nhiều nơi, rồi rút lên cô” thủ ở Cao Bằng cho đến năm 1677.
* Nội chiến Trịnh – Nguyễn:
– Nguyên nhân:
+ Ngay từ khi cuộc chiến Nam – Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mọi quyền hành, loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn. Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim, đã tìm mọi cách để được vào trấn thủ ở Thuận Hóa (vùng đất phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân). Đến năm 1570 Nguyễn Hoàng được giao kiêm lĩnh Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông).
+ Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đói địch với họ Trịnh. Dần dần, khu vực Thuận – Quảng trở 1hành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.
– Diễn biến: Năm 1627, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh – Nguyễn đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, có kh1 kéo dài năm này qua năm khác nhưng không phân được thắng bại. Cuối cùng, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào), với hai chính quyền riêng biệt.
b) Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài:
– Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng. Tình trạng chia cắt đất nước kéo dài, gây đau thương cho dân tộc và làm tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
– Các cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức người, sức của của dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng. Hàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính; mùa màng bị tàn
phá, rất nhiều người dân bị chết đói, phiêu tán khắp nơi. Đời sống nhân dân khó khăn, cơ cực.
– Cuộc chiến tranh cũng dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ. Đất nước bị chia cắt lâu dài, đã gây trở ngại cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, làm suy giảm tiềm lực quốc gia, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
– Việc đất nước chia cắt lâu dài thành Đàng Ngoài và Đàng Trong, mỗi đàng xây dựng một chính quyền phong kiến riêng, một nền kinh tế riêng, một nền văn hóa khác biệt đưa đất nước đứng trước nguy cơ bị chia cắt thành hai quốc gia độc lập.
Câu 10. Trình bày sự chia cắt và thống nhất lãnh thổ nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII. Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước.
Gợi ý làm bài
a) Sự chia cắt và thống nhất lãnh thổ nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII:
– Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Một số thế lực phong kiến nổi lên tranh chấp quyền hành, nổi trội hơn là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc.
– Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hóa. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc.
– Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ, kéo dởi cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại.
– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hóa (vùng đất từ phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân). Đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm lĩnh Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông). Dần dần, khu vực Thuận I Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.
– Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.
– Tình trạng chia cắt kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.
-Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.
– Trong những năm 17861 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.
b) Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:
– Lật đổ tập đoàn phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong và Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước.
– Tạo điều kiện thống nhất về mặt lãnh thổ, chính quyền trong cả nước.
Câu 11. Ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân ta biểu hiện ở những khía cạnh nào trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII? Nêu những biểu hiện đó.
Gợi ý làm bài
– Qua các thế kỉ XI – XVIII, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc biểu hiện ở những khía cạnh: Đấu tranh chống ngoại xâm, các tác phẩm có tính chất tuyên ngôn, xây dựng nền độc lập.
– Đấu tranh chống ngoại xâm:
+ Khảng chiến chống của Lê Hoàn năm 981.
+ Kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt năm 1075 – 1077.
+ Kháng chiến chống quân Mông cổ của vua tôi nhà Trần năm 1258.
+ Khắng chiến chông quân Nguyên của vua tôi nhà Trần nầm 1285.
+ Khắng chiến chông quân Nguyên của vua tôi nhà Trần năm 1287 – 1288.
+ Khắng chiến chống quân Minh vài khởi nghĩa Làm Sơn của Lê Lợi năm 1418- 1427.
+ Khắng chiến chống quẫn Xiêm của Nguyễn Huệ năm 1785.
+ Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung năm 1789.
– Các tác phẩm có tính chất tuyên ngôn, khẳng định nền độc lập dân tộc:
+ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.
+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuán.
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
+ Biểu dụ của Quang Trung.
– Xây dựng nền độc lập với chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xây dựng và phắt triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 12.Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử sau đây cho phù hợp với thứ tự thời gian trong bảng:
– Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, làm hao tổn sức người, sức của của dân, triệt phá đồng ruộng, làng mạc.
– Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, bí mật xây dựng lực lượng, tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê.
– Mạc Đăng Dung bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc.
– Cuộc nội chiến Nam – Bắc triều kéo dởi gần 50 năm.
– Phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.
– Quân Nam triều tấn công ra Thăng Long, giành thắng lợi quyết định.
– Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập triều đình trung ương.
– Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm thay thế vị trí của ông, tiếp tục cuộc chiến tranh với nhà Mạc.
Thời gian | Sự kiện |
1527 | |
1533 | |
1545 | |
1545 – 1592 | |
1592 | |
1627 – 1672 | |
1744 | |
1786- 1788 |
Gợi ý
Thời gian | Sự kiện |
1527 | Mạc Đăng Dung bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc. |
1533 | Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, bí mật xây dựng lực lượng, tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê. |
1545 | Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm thay thế vị trí của ông, tiếp 1 tục cuộc chiến tranh với nhà Mạc. |
1545 – 1592 | Cuộc nội chiến Nam – Bắc triều kéo dài gần 50 năm. |
1592 | Quân Nam triều tấn công ra Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. |
1627- 1672 | Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, làm hao tổn sức người, sức của của dân, triệt phá đồng ruộng, làng mạc. |
1744 | Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập triều đình trung ương. |
1786- 1788 | Phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh |
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
- Đáp án môn Lịch sử lớp 10
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10