Câu đối Tết thường có đặc điểm gì?
Câu đối Tết Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng xuân, trước đây từ các bậc nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn ...
Câu đối Tết
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng xuân, trước đây từ các bậc nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.
Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam. Có thể kể đến vài câu đối Tết hay sau đây: “Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ/Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ/Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà); “Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới/Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”; “Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa/Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà"; "Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)/Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)"; "Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết/Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân"; " Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ/Nhân bách hạnh hiếu vi tiên (Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân, Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)"...