24/05/2017, 12:31

Câu chuyện hay nói về một kỷ niệm

Hồi đó tôi chừng 11 hay 12 tuổi, chị Thiêm tôi lớn hơn tôi 2 tuổi, vào sáng ngày mồng một Tết cùng nhau về thăm mẹ, cách làng tôi ở vài chục cây số. Cha mẹ tôi xa nhau từ khi tôi mới len ba, sau đó mỗi bên có gia đình riêng. Chúng tôi đi con dường tắt qua những bãi trảng mênh mông, đồi núi trập ...

Hồi đó tôi chừng 11 hay 12 tuổi, chị Thiêm tôi lớn hơn tôi 2 tuổi, vào sáng ngày mồng một Tết cùng nhau về thăm mẹ, cách làng tôi ở vài chục cây số. Cha mẹ tôi xa nhau từ khi tôi mới len ba, sau đó mỗi bên có gia đình riêng. Chúng tôi đi con dường tắt qua những bãi trảng mênh mông, đồi núi trập trung, con sông Lili nhấp nhô ghênh đá, đe cho ngắn bớt đoạn đường.

Đến một chân đồi, tôi nhìn thấy đỉnh dốc có những bóng hình rất nhỏ loay hoay đang di động. Chẳng mấy chốc, chúng tôi nhìn rõ được trước mặt là hai đứa bé lom khom đang cúi quét đường băng những chiếc chổi thô sơ kết bằng những nhánh ràng dài mọc ở trên đồi.

Chúng tôi đến gần, các em dừng tay lại, buông chổi, vòng tay trên ngực cúi chào. Cớ lẽ đây cũng là hai chị em cùng vào trạc tuổi toi, nhưng trông nhỏ bé vì quá gầy yếu. Đầu xuân tiết trời còn lạnh, cả hai đều mặc quần áo cũn cỡn, mỏng manh với nhiều mảnh vá. Người chị, có lẽ như thế, mở lời:

-       Bọn em đầu năm quét dọn đường xá cho sạch sẽ cho anh chị đi. Xin anh chị cho bọn em chút quà năm mới.

Tôi không chờ đợi được sự trọng vọng, kính cẩn như thế, nên thấy hết sức ngượng ngùng. Chị Thiêní nhìn tôi, đợi một câu nói, có lẽ chị cũng bối rối như tôi trước sự lễ độ quá bất ngờ nay. Do song có người dì ghẻ khó tính, chị càng yêu thương em hơn, vì vậy chị quen dành cho tôi ưư tiên trong mọi quyết đạnh.

Tôi lặng lẽ bước đi, không nói một lời, không một cử chỉ đáp lại sự chào mời đó. TÔ1cũng không dám quay nhìn trở lại để xem phản ứng thế nào trên hai khuôn mặt gày nhom của hai đứa bé lui cui quét dọn con dường từ trên đỉnh đồi xuống lưng chừng dốc cho chúng tôi đi vào sáng đầu năm.

Chị tôi quay lại hỏi:

-      Sao em? Mình cho bớt vài xu đi.

Vài xu, thời ấy, có thể nuôi sống con người được đôi ba ngày, và chị em tôi có đến 5 xu để làm lộ phí về quê ngoại. Nhưng bấy giờ tôi bảo chị Thiêm:

-       Đợi ngày mùng 3 mình về, có tiền lì xì và có kẹo bánh mình sẽ cho luôn.

Có lẽ được người dọn đường, được sự chào kính, hưởng sự trọng vọng quá bất ngờ ấy, tôi đã tự đặt cho mình cái giá của sự ban phát caó hớn con so vài xu.

Chị tôi dừng lại, quay bảo hai em:

-       Đến mốt, bọn mình trở về rồi sẽ cho nhiều. Nhớ chờ đấy nghe!

Ngày mốt chúng tôi chưa về. Lâu ngày gặp mẹ, chúng tôi ở thêm một hõm, và sáng mồng bốn mới chịu lên đường. Trong túi áo của hai chị em đã thêm tiền lì xì, kèm chiếc giỏ xách bằng mây chứa các bánh mứt. Chúng tôi nôn nóng gặp lại các em dọn đường...

Từ trên đỉnh đồi nhìn xuống, chỉ là hoang vắng mênh mông. Hết dốc lên ngọn... đồi khác, vẫn không gặp lại hai em bé đó. Tôi thấy buồn bực vì sự thất hẹn của mình. Chị tôi nói giọng ngậm ngùi:

-       Phải chi hôm trước cho bọn nó vài xu.

Qua câu nói ấy, chị Thiêm đã ngầm trách tôi. Chúng tôi lại lặng lẽ đi, không ai muốn nói thêm một lời nào. Đến sông đã thấy vài người ngồi trên ghềnh đá đợi con đò sang. Khi đò trờ tới, một bà cụ hỏi anh chàng lái đò:

-       Đã tìm thấy bọn nó chưa?
 

-        Thấy rồi, xác hai chị em tấp dưới vũng sâu.

Mọi người ngồi lên trên đò, bà cự nói tiếp:

-         Tội nghiệp, bọn chúng mồ côi cha mẹ phải sống lang thang. Mấy ngày Tết nhat, quanh quẩn vung này kiếm ăn, nhưng dân ở đay cũng khốn khổ lắm. Chắc chúng khát nước, xuống uống nước sông rồi bị chết chìm.

Người lái đò đẩy mạnh cho thuyền dạt ra, tiếp lời:

-         Có thể là đói, chúng đi mò cá nên bị hụt chân, té xuống chỗ sâu. Một trong hai đứa bị chìm đứa kia tiếp cứu nên cũng chết theo.

Tháng năm trôi qua, cái chết của hai em bé ám ảnh tôi hoài. Nhiều kỉ niệm khác vẫn còn sâu sắc trong tôi, nhưng không làm tôi xót xa như kỉ niệm về hai em bé gặp trên đồi, một sáng mùa xuân.

Nguồn:
0