Chứng mình sự hùng tráng của bài cáo Bình Ngô đại cáo
Em đã được nghe giảng Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn. Hãy dẫn ra một số câu thể hiện tính chất hùng tráng của bài cáo ấy. DÀN BÀI 1.Mở bài -Hoàn cảnh ra đời của Bình Ngô đại cáo. -Nhận xét chung về giá trị bài cáo. 2.Thân bài ...
Em đã được nghe giảng Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn. Hãy dẫn ra một số câu thể hiện tính chất hùng tráng của bài cáo ấy.
DÀN BÀI
1.Mở bài
-Hoàn cảnh ra đời của Bình Ngô đại cáo.
-Nhận xét chung về giá trị bài cáo.
2.Thân bài
a. Tính chất hùng tráng của bài cáo the hiện ở nội dung
+ Thể hiện ở lời tuyên bố hùng hồn về 'hủ quyền độc lập, về độ dày lịch sử của nền văn hiến nước nhà. (Dẫn chứng)
+ Thể hiện ở thái độ căm phẫn, lời tố cáo đanh thép tội ác của quân xâm lược. (Dẫn chứng)
+ Thể hiện ở tinh thần yêu nước và quyết tâm đánh giặc của Lê Lợi cùng các nghĩa quân. (Dẫn chứng)
+ Thể hiện ở khí thế như vũ bão của cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc. (Dẫn chứng)
+ Thể hiện ở sự thất bại ê chề, nhục nhã của quân xâm lược. (Dẫn chứng)
+ Thể hiện ở thái độ khoan dung của người chiến thắng (Dẫn chứng)
+ Thể hiền ở lòng tự hào to lớn trước chiến thắng vẻ vang của công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. (Dẫn chứng)
b. Tính chất hùng tráng thể hiện trong nghệ thuật
+ Thể loại phù hợp với việc diễn tả nội dung hào hùng. (Dẫn chứng)
+ Nghệ thuật đối rất chỉnh. (Dẫn chứng)
+ Nghệ thuật sử dụng hình ảnh tiôu biểu, chọn lợc, có sức miêu tả khái quát cao. (Dẫn chứng)
+ Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu khả năng gợi tả. (Dẫn chứng)
+ Nghệ thuật liệt kê, tăng cấp, nhấn mạnh ý cần khẳng định. (Dẫn chứng)
3.Kết bài
- Bình Ngô đại cáo xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn của đất nước ta.
- Nó khẳng định truyền thống anh hùng, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta.
-Nó thể hiện tầm vóc lớn lao của Nguyễn Trãi - nhà yêu nước - nhà văn - nhà thơ lớn của dân tộc.
BÀI LÀM
Đến thế kỉ XV, triều đại nhà Hồ bước sang giai đoạn suy vong, thối nát. Chính sách cai trị bất công, hà khắc khiến cho lòng dân oán hận. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra chống lại giai cấp thống trị đương thời. Mượn cớ giúp nhà Hồ dẹp loạn, nhà Minh (phong kiến Trung Quốc) đã kéo quân sang xâm lược nước ta. Hơn hai chục năm, chúng ra sức giết người, cướp của, gây bao tội ác. Lê Lợi, người anh hùng áo vải đất Lam Sơn đã đứng lên tụ nghĩa, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập.
Năm 1428, đất nước sạch bóng quân thù. Nguyễn Trãi thay lời nhà vua viết nên bài cáo này, tuyên bố cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn toàn thắng lợi. Từ nay, nước Đại Việt ta bước vào giai đoạn hòa bình, yên ổn. Với giá trị nội dung, tư tưởng lớn lao, sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc dáo, bài cáo đã được đánh giá là một áng thiên cổ hùng văn của nền văn học nước nhà.
Bình Ngô đại cáo là khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước. Tính chất hùng tráng thể hiện rõ trong từng câu, từng chữ, từng ý nghĩa của bài cáo, gây xúc động mạnh mẽ và thấm thìa trong tâm hồn người đọc. Sau bài thơ “Thần” của Lí Thường Kiệt thì bài Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cỗi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Nguyễn Trãi khẳng định Đại Việt là nước có chủ quyền độc lập hẳn hoi chứ không phải là một quận, huyện, hay một nước chư hầu của phong kiến phương Bắc. Nước ta có độ dày của nền vàn hiến, có bờ cõi riêng, ngang hàng với các quốc gia khác. Điều khẳng định mạnh mẽ này nói lên lòng tự hào, tự tôn dân tộc lớn lao, không một thế lực nào có thể phủ nhận nổi. Nếu cố tình xâm phạm đến chủ quyền thiêng liêng ấy, quần xâm lược dù mạnh đến đâu cũng phải chuốc lấy thất bại nhục nhã. Nguyễn Trãi nhắc lại những chiến công vang dội xưa kia để làm cơ sộ vững chắc cho điều mình khẳng định ở trên:
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.
Nhưng quân xâm lược luôn nuôi ý đồ xâm chiếm nước ta nên chúng cố tình quên những bài học lịch sử đó. Năm 1407, giặc Minh ồ ạt đem quân hòng cướp nước Việt. Chúng gây ra bao tội ác, trời không dung, đất không tha, khiến lòng người sôi sục căm giận.
Bài cáo là lời kết tội đanh thép:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế Gây binh kết oán trải hai mươi năm Bại nhân nghĩa nát cả đất trời Nặng thuế khóa sạch không đầm núi...
... Độc ác thay, trúc Lam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha Ai bảo thần dân chịu được.
Trước những tội ác chồng chất của. giặc như vậy, chúng ta chỉ có một con đường: đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để cứu nước, an dân. Xót xa trước cảnh nước mất, nhà tan, Lê Lợi - người anh hùng áo vải đất Lam Sơn đã phất cờ khởi nghĩa:
Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề khôĩig cùng sống.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn,
Ta gắng chí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Sức mạnh của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược như được nhân lên gấp bội bởi chính nghĩa và mục đích cao cả của nó: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo. Sự đoàn kết một lòng giữa nghĩa quân, tướng sĩ đã tạo nên cái thế tấn công như vũ bão, vượt qua mọi thiếu thốn gian nan, giáng trả quân xâm lược những đòn đích đáng:
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng,
Quân thanh càng mạnh.
Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất củ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm,
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Lời văn hào hùng sảng khoái, nhịp điệu sôi nổi, dồn dập khi kể về những thất bại thảm hại của giặc:
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thè.
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong.
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kê tự vẫn.
...Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội.
Thượng Thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng...
Cửu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.
Tư thế của quân dân ta lúc ấy là tư thế của người chiến thắng đứng trên đầu quân thù. Dân tộc Đại Việt vốn có truyền thống đạo lí lấy chữ nhân làm gốc. Ta đánh giặc vì nhân, ta tha mạng sống cho tàn binh giặc cũng vì nhân:
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng.
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,, về đến nước mà vẫn tim đập chân run
Họ đã tham sống sợ chết mà hóa hiểu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức.
Niềm tự hào to lớn trước chiến thắng vẻ vang của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện rõ trong từng câu của đoạn kết:
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Càn khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu...
Một cỗ y nhung chiến thắng, nền công oanh liệt ngàn năm,
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.
Nội dung bài cáo là một khúc ca hùng tráng. Chất hùng tráng ấy được thể hiện dưới một hình thức trang trọng và phù hợp. Nghệ thuật đối trong bài cáo rất chỉnh, có thể coi là mẫu mực. Ý đối ý, lời đối lời, thanh đối thanh tạo nên âm điệu dồn dập, gợi cảm xúc phấn khích. Chất hiện thực và trữ tình bay bổng hòa quyện trong từng hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, giàu tính gợi tả khiến cho bài cáo có vẻ đẹp của một bức tranh hoành tráng:
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng,
Quân thanh càng mạnh...
Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất củ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm Ghê gớm thay, sắc phong vân phải đổi,
Ảm đạm thay, ánh nhật nguyệt phải mờ...
Khí thế như vũ bão của nghĩa quân được tác giả so sánh với:
Gươm mài đá, đá núi củng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to quét sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Sự thảm bại của giặc hiện lên như vẽ, như khắc:
Bị ta chẹn ở Lê Hoa, quân Vân Nam hồ đồ sợ bóng mà vỡ mật.
Nghe Thăng thua ở cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo ỉên nhau để chạy thoát thân.
Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc.
Thành Đan Xá thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi. giáp ra hàng.
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng...
Bên cạnh những thủ pháp nghệ thuật trên, tác giả còn sử dụng phép liệt kê, tăng cấp để nhấn mạnh ý cần khẳng định mà đoạn kể về các thất bại to lớn và liên tiếp của quân Minh là một ví dụ điển hình.
Mặc dù ra đời cách đây đã năm thế kỉ, nhưng cho đến nay, Bình Ngô đại cáo vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của một áng thiên cổ hùng văn làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. Nó khẳng định truyền thống, anh hùng bất khuất của dân tộc ta, đồng thời thể hiện tầm vóc lớn lao của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.