Câu 7: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?

Quy luật 2: Nội dung và ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, V.I.Lênin đã coi quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhận của phép biện chứng”, bởi vì quy luật này đã ...

Quy luật 2: Nội dung và ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?

Trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, V.I.Lênin đã coi quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhận của phép biện chứng”, bởi vì quy luật này đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trọng của sự vận động và phát triển của sự vật; và là “chìa khoá” giúp chúng ta nắm vững thực chất của các quy luật cơ bản và các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

>>> 

I. Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập 

1. Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến

– Mâu thuẫn là một khái niệm để chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của các mặt đối lập. Đó là những mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật. Mâu thuẫn là sự thống nhất của hai mặt đối lập.

– Mâu thuẫn tính khách quan, vì là cái vốn có trong các sự vật hiện tượng và tính phổ biển – tồn tại trong tất cả các lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy).

– Do mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến, nêu mâu thuẫn có tính đa dạng và phức tạp. Mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau. Trong mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một mâu thuẫn, mà có nhiều mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn và mỗi mặt của mâu thuẫn lại có đặc điểm, có vai trò tác động khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Vì vậy, cần phải có phương pháp phân tích và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể.

2. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó, hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau

– Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, quy định, ràng buộc lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại của mình.

Chú ý: Trong quy luật mâu thuẫn, khái niệm “thống nhất” và “đồng nhất” thương được dùng cùng một nghĩa. Nhưng cũng có lúc, khái niệm “đồng nhất” được hiểu theo nghĩa là sự chuyên hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

– Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự xung đột, bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.
Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời với sự đấu tranh giữa chúng, bởi vì trong quy định, ràng buộc lẫn nhau, hai mặt đối lập vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh với nhau.

>>>

– Phát triển là một sự đấu tranh giữa các mặt đối lập:
+ Quá trình hình và phát triển của một mâu thuẫn: lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biết; sau đó phát triển lên thành hai mặt đối lập; khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và có điều kiện thì giữa chúng có sự chuyển hoá – mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và lại một quá trình mới làm cho sự vật không ngừng vận động và phát triển.
+ Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hoá), thì không có sự phát triển. Chuyển hoá của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Do dự đa dạng của thế giới, nên các hình thức chuyển hoá cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau và cũng có thể chuyển hoá lên hình thức cao hơn…

Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt: thống nhất của các mặt đối lập và đấu tranh của hai mặt đối lập, trong đó: thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, tương đối; còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vận động và phát triển của sự vật là sự tự thân và diễn ra liên tục. Tính tương đối của thống nhất giữa các mặt dối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành các bộ phận, các sự vận đa dạng, phức tạp, gián đoạn.

Tóm lại: Một sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của các mặt đối lập, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyển hoá giữa chúng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.

II. Ý nghĩa phương pháp luận

– Mâu thuẫn là khách quan, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên muốn nắm được bản chất của sự vật cần phải phân đôi cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập chung.
– Mâu thuẫn là phổ biến, đa dạng, do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải có phương pháp phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể. Việc giải quyết mâu thuẫn chỉ bằng con đường đấu tranh giữa các mặt đối lập và với những điều kiện chín muồi.

Bạn đang xem bài viết số 7 trong 35 bài viết của ngân hàng đề thi môn Chủ nghĩa Mac – Lênin . Bạn có thể tải trọn bộ câu hỏi tại:  
0