Câu 17: Lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội?
Quá trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội? I. Khái niệm và cấu trúc của hình thái kinh tế – xã hội 1. Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩ duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở ...
I. Khái niệm và cấu trúc của hình thái kinh tế – xã hội
1. Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội
Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩ duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất đó
Bài viết liên quan
2. Kết cấu của hình thái kinh tế – xã hội
Hình thái kinh tế – xã hội là một xã hội cụ thể có kết cấu phức tạp, gồm những yếu tố cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quanh hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong sự liên hệ tác động qua lại.
– Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Sự phát triển của hình thái kinh tế – xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết định.
– Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản, quyết định tất cả mối quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ xã hội này với chế độ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất tương ứng với một trình độ nhất định của lược lượng sản xuất.
– Những quan hệ sản xuất của một xã hội cụ thể hợp thành cơ sở hạ tầng, trên đó hình thành nền kiến trúc thượng tầng xã hội, mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Ngoài những yếu tố cơ bản của xã hội trên còn có những quan hệ khác như quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình v.v..
II. Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
Với học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra một cuộc cách mạng thật sự trong triết học, đã “tống cổ chủ nghĩa duy tâm ra khỏi hầm trú ẩn cuối cùng của nó, đó là lĩnh vực xã hội” và đưa đến cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thật sự khoa học. Cho đến nay học thuyết ấy vẫn còn tràn đầy sức sống và vẫn giữ được những giá trị đích thực của nó:
1. Sự vận động, phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử do sự tác động của các quy luật khách quan chi phối.
Bạn đã đọc qua:
Các yếu tố cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế – xã hội có quan hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật phổ biến của xã hội: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng v.v.. Chính do sự tác động của các quy luật đó, mà các hình thái kinh tế – xã hội vận động phát triển và thay thế nhau từ thấp lên cao như một quá trình lịch sử tự nhiên.
2. Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội thì quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Nó vừa bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã hội, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử.
3. Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên được quy định bởi những quy luật chung cho chúng ta thấy lôgíc của lịch sử thế giới. Những quá trình lịch sử cụ thể vô cùng phong phú, có hàng loạt những yếu tố làm cho quá trình lịch sử đa dạng và thường xuyên biến đổi.
III. Ý nghĩa của học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội
1. Việc vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xã hội, những nguyên nhân và cơ sở của sự xuất hiện và biến đổi của các hiện tượng xã hội đã biến xã hội học thành một khoa học thật sự, khác phục mọi quan điểm duy tâm về lịch sử.
2. Là công cụ lý luận giúp chúng ta nhận thức những quy luật phổ biến đang tác động và chi phối sự vận động của xã hội. Vũ trang cho chúng ta phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội.
3. Là cơ sở lý luận của việc hoạch định các đường lối cách mạng của các đảng cộng sản.