Câu 19: Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội.

Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội. Định nghĩa giai cấp của Lênin Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Lênin định nghĩa: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ ...

Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội.

Định nghĩa giai cấp của Lênin

Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Lênin định nghĩa: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.

Bài viết liên quan

Khái niệm đấu tranh giai cấp

Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp. V.I.Lênin định nghĩa đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
Vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp và tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ.

1. Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp

Đấu tranh giai cấp nảy sinh do sự đối lập về lợi ích và địa vị của các giai cấp khác nhau trong một hệ thống sản xuất nhất định. Các giai cấp bóc lột của các hình thái xã hội khác nhau cũng có thể đối kháng về lợi ích, như giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Nhưng trước sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột, chúng dễ dàng liên kết với nhau. Do đó thực chất của đối kháng giai cấp là đối kháng lợi ích giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột.

2. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp

– Thông qua cuộc đấu tranh giai cấp, sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lạc hậu được giải quyết, thực hiện bước quá độ từ một chế độ xã hội lỗi thời sang chế độ mới cao hơn.
– Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp không chỉ thể hiện trong thời kỳ cách mạng xã hội, mà còn trong thời kỳ hoà bình. Nhưng có những nội dung hình thức biểu hiện và đặc điểm khác nhau.
– Khi đấu tranh giai cấp phát triển thành cách mạng xã hội thì mọi mặt của đời sống xã hội phát triển với một nhịp độ chưa từng thấy – nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm”.
– Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi xã hội có giai cấp, song quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp, do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp trong từng phương thức sản xuất, do tương quan lực lượng giai cấp trong từng giai đoạn quyết định.

Bạn đã xem: 

3. Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Ở những nước giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục, bởi vì:
– Sự chống đối của giai cấp bóc lột sau khi đã mất chính quyền vẫn trở nên đặc biệt gay gắt để hòng giành lại chính quyền và của cải đã mất.
– Trong một thời gian dài sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, những cơ sở vật chất để nảy sinh giai cấp bóc lột và sự phân chia giai cấp nói chung vẫn tồn tại. Vì vậy, giai cấp công nhân phải tiến hành tổ chức, xây dựng một hệ thống quan hệ xã hội mới theo yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại; định hướng các thành phần kinh tế đi lên xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, giai cấp vô sản còn phải từng bước khắc phục những tư tưởng, tâm lý, tập quán, văn hoá lạc hậu của xã hội cũ còn in sâu vào đời sống tinh thần của xã hội.
– Bọn đế quốc và các lực lượng phản động bên ngoài phối hợp cùng các lực lượng chống đối thù địch bên trong hàng ngày hàng giờ thực hiện âm mưu phá hoại, can thiệp nhằm xoá bỏ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Bạn đang xem bài viết số 19 trong 35 bài viết của ngân hàng đề thi môn Chủ nghĩa Mac – Lênin . Bạn có thể tải trọn bộ câu hỏi tại:  

Xem lại toàn bộ 35 câu hỏi

Xem lại toàn bộ 35 câu hỏi

































Đọc thêm: Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản

a) Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản để giành chính quyền
Từ giữa thế kỷ XIX, lần đầu tiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa trình độ và tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất được công nghiệp hóa với quan hệ sản xuất tư nhân TBCN ngày càng tỏ ra chật hẹp lỗi thời – mà cốt lõi là chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.

Với tất cả tính ưu việt vốn có của mình (đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, XHCN, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có bản chất cách mạng triệt để, có tinh thần quốc tế cao cả, có đội tiền phong được trang bị lý luận Mác – Lênin lãnh đạo, có khả năng liên minh chặt chẽ với tất cả những người lao động và các dân tộc bị áp bức), giai cấp vô sản có được sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình là đấu tranh lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng thành công CNXH, CNCS. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản hoàn toàn khác về chất so với tất cả các cuộc đấu tranh giai cấp trước đó trong lịch sử: thay đổi căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội trong sản xuất, giải phóng triệt để và phát triển tất cả những người lao động thành những con người phát triển tự do và toàn diện. Bản chất nhân đạo cao cả của sự nghiệp vô sản chính là ở chỗ đó. Cách đây hơn 150 năm, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng kết luận về giai cấp vô sản, rằng: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản, thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân đại công nghiệp”2. Và theo đó, hai ông tin tưởng một cách vững chắc rằng: “Trước hết, giai cấp tư sản tạo ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp đều là tất yếu như nhau”.

Ngày nay, trong điều kiện cách mạng khoa học – công nghệ cùng với những cải biến nhất định về kinh tế và xã hội của CNTB hiện đại, bản chất của mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản vẫn không thay đổi, hơn nữa còn trở nên ngày càng sâu sắc. Một loạt luận thuyết tư sản hiện đại về những cái gọi là “CNTB nhân dân”, “xã hội kỹ trị”, “giai cấp vô sản biến mất”, “nhà nước phúc lợi chung”, “hội tụ”, v.v.. thực chất chỉ nhằm biện hộ cho CNTB, đánh lạc hướng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.

Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản khi chưa có chính quyền được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản (như tổng kết của Ăngghen): đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, và đấu tranh tư tưởng. Ba hình thức này quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó đấu tranh chính trị là quan trọng nhất nhằm giải quyết vấn đề chính quyền, vấn đề cơ bản và chủ yếu của mọi cuộc cách mạng chính trị. Đúng như tư tưởng cơ bản thứ hai của Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp khẳng định: “Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới chuyên chính vô sản”.

b) Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tính tất yếu mới của cuộc đấu tranh giai cấp này là ở chỗ cần phải giải quyết mâu thuẫn cơ bản ở thời kỳ quá độ là mâu thuẫn “ai thắng ai” giữa hai con đường XHCN và TBCN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
– Về chính trị, cần phải xây dựng một hệ thống chính trị kiểu mới vững chắc của đa số (gồm Đảng Cộng sản, bộ máy nhà nước, các đoàn thể chính trị – xã hội của quần chúng) nhằm phát huy ngày càng cao quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, đủ sức đè bẹp hay vô hiệu hóa mọi mưu đồ phá hoại của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc các thành tựu của cách mạng.
– Về kinh tế, cần phải cải tạo nền kinh tế cũ, chưa mang tính XHCN, từng bước theo con đường XHCN, mà nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ là công nghiệp hóa (ngày nay kết hợp với hiện đại hóa).
– Về đời sống tinh thần, cần tiến hành cách mạng tư tưởng – văn hóa để chiến thắng các tư tưởng lạc hậu phản động, từng bước xây dựng nền văn hóa mới và con người mới, XHCN, từng bước nêu cao vai trò chi phối của hệ tư tưởng Mác – Lênin trong đời sống tinh thần của xã hội.
– Về quan hệ quốc tế, cần có những đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và góp phần đắc lực vào sự nghiệp đấu tranh vì các mục tiêu cao cả của thời đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH. Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống XHCN sụp đổ, các quan hệ quốc tế đan xen giữa đấu tranh, cạnh tranh và hợp tác, các thế lực đế quốc phản động triển khai ráo riết chiến lược “diễn biến hòa bình” và “vượt qua ngăn chặn”, tính tất yếu của đấu tranh giai cấp ở thời kỳ quá độ này không hề mất đi như một số người lầm tưởng, trái lại càng trở nên sâu sắc và phức tạp chưa từng có.

Để phù hợp với những điều kiện mới và nhiệm vụ mới của thời kỳ quá độ, đấu tranh giai cấp có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, để lôi cuốn các giai – tầng khác cùng tham gia.

Từ kinh nghiệm những năm đầu của nước Nga Xô viết, Lênin đã đi tới hai đúc kết quan trọng về các hình thức đấu tranh giai cấp ở thời kỳ quá độ (đương nhiên không phải thời kỳ quá độ ở nứơc nào cũng phải diễn ra y như vậy).
– Đúc kết thứ nhất là “có đổ máu và không đổ máu, có bạo lực và hòa bình, bằng quân sự và bằng kinh tế, bằng giáo dục và hành chính”.
– Đúc kết thứ hai khái quát 5 hình thức như sau: Một là, đấu tranh chống lại sự phản kháng của giai cấp tư sản; Hai là, nội chiến là hình thức gay gắt nhất của cuộc đấu tranh đó; Ba là, sử dụng chuyên gia tư sản; Bốn là, giai cấp vô sản tập hợp giáo dục các tầng lớp tiểu tư sản; Năm là, giáo dục kỷ luật lao động mới.

0