Câu 33: Quá trình nhận thức chân lý khách quan
Hai giai đoạn của quá trình nhận thức chân lý khách quan, đặc điểm của mỗi giai đoạn. Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận. Trả lời 1. Hai giai đoạn của quá trình nhận thức chân lý khách quan – Lênin viết: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến ...
Hai giai đoạn của quá trình nhận thức chân lý khách quan, đặc điểm của mỗi giai đoạn. Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận.
Trả lời
1. Hai giai đoạn của quá trình nhận thức chân lý khách quan
– Lênin viết: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiến đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khác quan.
– Giai đoạn 1: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng (nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động hiện thực khách quan vào các giác quan của con người.
+ Bao gồm các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
+ Dừng lại ở các hiện tượng bề ngoài, chưa phân biệt được cái chung cái riêng, bản chất hiện tượng…
+ Trình độ thể hiện: kinh nghiệm.
– Giai đoạn 2: Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn (nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của nhận thức, nó phản ánh trừu tượng, khái quát và gián tiếp hiện thực.
+ Bao gồm các hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận.
+ Đi sâu vào những mối liên hệ bản chất, phổ biến,, tất nhiên, bên trong sự vật, sâu sắc và đầy đủ hơn.
+ Trình độ thể hiện: lý luận
2. Ý nghĩa phương pháp luận
– Tránh được những sai lầm có tính tách rời và tuyệt đối hoá một trong hai giai đoạn nhận thức.
– Nguyên tắc cơ bản trong quá trình nhận thức là sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn: thực tiễn là mục tiêu của nhận thức lý luận, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Bạn đang xem bài viết số 33 trong 35 bài viết của bộ