Câu 11 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Từ đồ thị của hàm số y = sinx, hãy suy ra đồ thị của các hàm số sau và vẽ đồ thị của các hàm số đó : ...
Từ đồ thị của hàm số y = sinx, hãy suy ra đồ thị của các hàm số sau và vẽ đồ thị của các hàm số đó :
Bài 11. Từ đồ thị của hàm số (y = sin x), hãy suy ra đồ thị của các hàm số sau và vẽ đồ thị của các hàm số đó :
a. (y = -sin x)
b. (y = left| {sin x} ight|)
c. (y = sin|x|)
Giải
a. Đồ thị của hàm số (y = -sin x) là hình đối xứng qua trục hoành của đồ thị hàm số (y = sin x)
b. Ta có: (left| {sin x} ight| = left{ {matrix{{sin x, ext{ nếu },sin x ge 0} cr { - sin x, ext{ nếu },sin x < 0} cr} } ight.)
do đó đồ thị của hàm số (y = |sin x|) có được từ đồ thị ((C)) của hàm số (y = sin x) bằng cách :
- Giữ nguyên phần đồ thị của ((C)) nằm trong nửa mặt phẳng (y ≥ 0) (tức nửa mặt phẳng bên trên trục hoành kể cả bờ (Ox)).
- Lấy hình đối xứng qua trục hoành của phần đồ thị ((C)) nằm trong nửa mặt phẳng (y < 0) (tức là nửa mặt phẳng bên dưới trục hoành không kể bờ (Ox));
- Xóa phần đồ thị của ((C)) nằm trong nửa mặt phẳng (y < 0).
- Đồ thị (y = |sin x|) là đường liền nét trong hình dưới đây :
c. Ta có: (sin left| x ight| = left{ {matrix{{sin x, ext{ nếu },x ge 0} cr { - sin x, ext{ nếu },x < 0} cr} } ight.)
do đồ thị của hàm số (y = sin|x|) có được từ đồ thị ((C)) của hàm số (y = sin x) bằng cách :
- Giữ nguyên phần đồ thị của ((C)) nằm trong nửa mặt phẳng (x ≥ 0) (tức nửa mặt phẳng bên phải trục tung kể cả bờ (Oy)).
- Xóa phần đồ thị của ((C)) nằm trong nửa mặt phẳng (x < 0) (tức nửa mặt phẳng bên trái trục tung không kể bờ (Oy)).
- Lấy hình đối xứng qua trục tung của phần đồ thị ((C)) nằm trong nửa mặt phẳng (x > 0)
- Đồ thị (y = sin|x|) là đường nét liền trong hình dưới đây :
soanbailop6.com