Tháng 9 năm 1991 tỉnh Hà Tĩnh tái thành lập từ tỉnh Nghệ Tĩnh. Giai đoạn này hệ thống y tế của Hà Tĩnh còn nhiều bất cập, với 9% số xã chưa có Y sĩ, trên 30% số xã chưa có Hộ sinh, các phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám liên xã và bệnh viện tuyến huyện đa số xuống cấp thiếu nhân lực phục vụ, bệnh viện đa khoa Tỉnh đang trong quá trình xây dựng. Trước thực trạng đó, theo đề nghị của Sở Y tế Hà Tĩnh ngày 04/4/1992, UBND Tỉnh đã ra quyết định số 345/QĐ-UB (Về việc thành lập trung tâm đào tạo và bổ túc cán bộ Y, Dược thuộc Sở Y tế). Bác sĩ Phan Văn Lịch được cử làm giám đốc Trung tâm. Thời kỳ 1992 - 1994 Trung tâm có 18 cán bộ và giáo viên với chức năng nhiệm vụ chủ yếu: Tập huấn, đào tạo lại nhân viên y tế theo các chương trình y tế quốc gia, chưa triển khai đào tạo mới nhân lực y tế. Trên cơ sở trung tâm bồi dưỡng đào tạo cán bộ của ngành, do nhu cầu bổ sung và bồi dưỡng cán bộ y tế địa phương. Được sự đồng ý của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và đào tạo, ngày 8 tháng 9 năm 1994 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định thành lập Trường Trung học Y tế Hà Tĩnh. Với chức năng nhiệm vụ của Trường: Đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ y tế của ngành theo định hướng của Bộ Y tế và nhu cầu thực tế của địa phương.
Những ngày đầu mới thành lập từ Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Sở Y tế với 18 cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất hầu như chưa có gì. Ban Giám hiệu nhà trường có 2 người; Bác sĩ Phan Văn Lịch - Hiệu trưởng, Bác sĩ Lê Thị Thư - Phó Hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ. Vạn sự khởi đầu nan, với khó khăn chồng chất, nhưng do nhu cầu đào tạo cán bộ cho cơ sở là hết sức cần thiết, vì vậy được sự quan tâm của UBND Tỉnh, Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo. Đặc biệt Trường đã được sự quan tâm giúp đỡ của Vụ Khoa học và đào tạo Bộ Y tế. CBCNV, giáo viên nhà trường cùng nhau vượt khó khăn vừa xây dựng nhà cửa, mua sắm tài liệu, trang thiết bị phục vụ dạy học, vừa tầm sư học đạo, liên kết với các trường bạn để gửi đào tạo học sinh trong những năm đầu. Các lớp Y sĩ khoá 1, 2 được gửi đào tạo ở Trường trung học Y tế Thừa Thiên Huế và Cao đẳng Y tế Thanh Hoá.
Về cơ sở vật chất:
Từ tháng 9 năm 1994 đến giữa năm 1997 khu nhà giảng đường 3 tầng với diện tích 1.008 m2 và khu nhà nội trú cho học sinh 3 tầng diện tích 1.210 m2 được xây xong và đến năm 1998-1999, nhà hiệu bộ Hành chính 2 tầng, hội trường lớn vừa là giảng đường cũng được đưa vào sử dụng. Trường dần dần đi vào thế ổn định, đến năm 2002 do yêu cầu rèn luyện về kỹ năng thực hành cho học sinh trường đã xin phép UBND Tỉnh cho xây dựng khu nhà thực hành tiền lâm sàng.
Cũng trong thời gian này được sự giúp đỡ của Vụ Khoa học đào tạo Bộ Y tế qua các chường trình, tranh thủ đầu tư của UBND Tỉnh quá các nguồn, Trường đã mua sắm các mô hình, phương tiện, tài liệu, máy móc đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy, học tập, thực tập của giáo viên và các đối tượng học sinh.
Về tổ chức:
Cuối năm 1997 Bác sĩ Lê Thị Thư - Hiệu phó nhà trường do yêu cầu công tác được chuyển đi nhận nhiệm vụ mới, cuối năm 1999 Bác sĩ Phan Văn Lịch - Hiệu trưởng của trường cũng được phân công nhiệm vụ khác.
Năm 1998, Bác sĩ Trần Xuân Hoan và cử nhân Nguyễn Viết Thường được bổ nhiệm là Phó hiệu trưởng. Đầu năm 2000 Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn từ bệnh viện đa khoa Tỉnh được cử giữ chức vụ Hiệu trưởng.
Thời điểm sau 10 năm thành lập, Trường Trung học Y tế Hà Tĩnh có 40 giáo viên, cán bộ công chức. Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 2 phó Hiệu trưởng. Trường có 2 phòng chức năng và 1 tổ trực thuộc Ban Giám hiệu.
- Phòng Đào tạo - Quản lý học sinh.
- Phòng tổ chức hành chính.
- Tổ Tài chính - kế toán.
Phòng đào tạo bao gồm 7 tổ bộ môn trực thuộc.
Đảng bộ nhà trường trực thuộc Đảng bộ Dân chính Đảng Hà Tĩnh.
Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Ngành Y tế.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thuộc khối đoàn trường học của Đoàn cơ quan cấp Tỉnh.
Quá trình phát triển của Trường từ Trung cấp trở thành Cao đẳng Y tế:
Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực Y tế phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân địa phương. Ngày 19 tháng 6 năm 2002 Ban thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã ra Nghị quyết 07/NQ-TW (về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển y tế).
Trong phần nhiệm vụ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế, Nghị quyết chỉ rõ “Phải mở rộng các loại hình và quy mô đào tạo của Trường Trung cấp Y tế; chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên để nâng cấp lên Trường Cao đẳng Y tế”. Ngày 15 tháng 9 năm 2004, Trong thời gian làm việc với ngành Y tế Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND Tỉnh kết luận: … Đồng ý chủ trương nâng cấp Trường Trung cấp Y tế thành trường Cao đẳng Y tế, giao cho Trường Trung cấp Y tế lập dự án phối hợp với các ngành xác định địa điểm mới thích hợp đảm bảo diện tích và quy mô đào tạo để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định. Với sự nỗ lực của tập thể CBCC nhà trường, được sự giúp đỡ của các ngành y tế, giáo dục và các ngành liên quan, dưới sự chỉ đạo của UBND Tỉnh đề án thành lập Trường cao đẳng Y tế Hà Tĩnh trên cơ sở nâng cấp từ Trường trung cấp Y tế Hà Tĩnh được được Hội đồng thẩm định của Bộ Giáo dục đào tạo thẩm định phê duyệt.
Ngày 19 tháng 9 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 5195/QĐ-BGD ĐT (Về việc thành lập Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, Trường có nhiệm vụ:
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Cao đẳng và các trình độ thấp hơn gồm các chuyên ngành chủ yếu: Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỷ thuật y học, Y học cổ truyền, Dược.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Sau khi được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế, với sự chỉ đạo của UBND Tỉnh, được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành và địa phương liên quan. Trường Cao đẳng Y tế đã từng bước tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nhân lực y tế cho Tỉnh và cho các địa phương khác.
Đến cuối năm 2008 Trường đã hoàn tất thủ tục quyền sử dụng đất tại địa điểm mới (Phường Thạch Linh - Thành phố Hà Tĩnh) với diện tích trên 80.000 m2. Dự án đầu tư xây dựng Trường giai đoạn I được UBND Tỉnh phê duyệt ngày 09/5/2008 với tổng mức đầu tư trên 54 tỷ đồng, bắt đầu khởi động từ năm 2009.
Đến năm 2017, Nhà trường đang sử dụng 2 cơ sơ: Cơ sở 1 ở Phường Thạch Linh và cớ sở 2 Ở Phường Bắc Hà
Tổ chức và biên chế:
Đến tháng 10 năm 2017 tổng số CBCC,VC,HĐLĐ của Trường Cao đẳng Y tế: 81 người, trong đó Biên chế 58, HĐ 68 4 Người, Hợp đồng lao động 19 người. Giảng viên, giáo viên là: 66 người, chuyên viên, nhân viên: 15 người.
Tổ chức Đảng và đoàn thể trong Trường Cao đẳng Y tế.
* Đảng bộ Trường CĐYT với đảng viên hoạt động ở 5 chi bộ, BCH Đảng ủy gồm: 7 đồng chí.
1. Đ/c Trần Xuân Hoan Bí thư Đảng bộ - Hiệu trưởng Nhà Trường.
2. Đ/c Trần Chiến Thắng Phó Bí thư Đảng bộ - Phó Hiệu trưởng Nhà Trường.
3. Đ/c Nguyễn Văn Đảng uỷ viên - Chủ tịc Công đoàn – Phó Hiệu trưởng Nhà Trường.
4. Đ/c Biện Thị Hương Giang Đảng ủy viên – Trưởng khoa LLCT – KHCB
5. Đ/c Lê Nữ Vân Thắng Đảng ủy viên – Trưởng phòng Hành chính – Tổ chức
6. Đ/c Nguyễn Thanh Hải Đảng ủy viên – Trưởng Khoa Lâm Sàng
7. Đ/c Nguyễn Thị Do Cam Đảng ủy viên – Trưởng phòng Đào tạo – NCKH - HTQT
* Công đoàn cơ sở của Trường với 81 đoàn viên.
1. Đ/c Nguyễn Văn Chủ tịch Công đoàn.
2. Đ/c Phan Huy Hoàng Phó chủ tịch Công đoan
* Hội phụ nữ Trường Cao đẳng Y tế gồm 50 người.
Đ/c Bùi Thi Trâm Anh Trưởng ban Nữ công.
* Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Trường có hơn 300 đoàn viên, BCH 15 người, BTV 5 Người
Đ/c Nguyễn Văn Huấn Bí thư
Đ/c Nguyễn Văn Trung Phó Bí thư
Đ/c Lê Thị Thương Phó Bí thư.
* Hội học sinh sinh viên của Trường hoạt động trong tổ chức Đoàn.
Về tổ chức: - Ban Giám hiệu.
Hiệu trưởng: Tiến sĩ. Nhà giáo ưu tú: Trần Xuân Hoan.
Phó Hiệu trưởng: Tiến sĩ Trần Chiến Thắng
Phó Hiệu trưởng: Thạc sĩ Nguyễn Văn (Đang theo học NCS)
Các hội đồng tư vấn:
Hội đồng Trường:
Một số hội đồng khác thành lập theo yêu cầu.
Các phòng chức năng.
* Phòng đào tạo – Nghiên cứu khoa học – Hợp tác Quốc tế
* Phòng Hành chính – Tổ chức
* Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng giáo dục
* Phòng công tác HSSV.
* Phòng Tài chính - Kế toán.
* Ban Quản lí Khu nội trú
* Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ
Các Khoa, bộ môn trực thuộc
* Khoa Lâm sàng (gồm các Bộ môn: Sản phụ, Nội- CK hệ Nội, Ngoại –CK hệ ngoại, Nhi)
* Bộ môn Lí luận chính trị - KHCB (gồm các Bộ môn: Lí luận chính trị, Giáo dục thể -QP, Ngoại ngữ, Toán, Lí, Hóa, Sinh)
* Bộ môn Y tế cộng đồng.
* Bộ môn Y học cơ sở.
* Bộ môn Điều dưỡng- Phục hồi chức năng
* Bộ môn Dược - Y học cổ truyền