Cảm nhận về nhân vật ông Hai
Đề bài: Bài làm – Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc trên văn đàn Việt Nam hiện đại. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã có rất nhiều những sáng tác thành công viết về đề tài cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Và truyện ngắn ...
Đề bài:
Bài làm
– Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc trên văn đàn Việt Nam hiện đại. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã có rất nhiều những sáng tác thành công viết về đề tài cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Và truyện ngắn Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông trong mảng đề tài này. Trong truyện, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai – nhân vật chính của truyện với những nét tính cách rất tuyệt vời của một người con yêu quê hương, làng xóm nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đồng thời, tình yêu của ông dành cho đất nước cũng được bộc lộ song hành rất đặc biệt và gây xúc động vô cùng.
Ông Hai có tình yêu làng rất đặc biệt. Ông Hai luôn luôn khoe về làng mình, khoe miết, không biết chán, ông khoe về làng ông: " Khoe làng có nhiều nhà ngói, có đường lát gạch sạch sẽ, có phòng thông tin rộng rãi, có lúa sạch đẹp nhất vùng… ". Đó là̀ biểu hiện tâm lý của sự tự hào, tình yêu sâu sắc làng quê, xứ sở của ông Hai, một người nông dân thật thà chất phác của Việt Nam. Tuy nhiên, niềm vui ấy không trọn vẹn được bao lâu thì có chuyện tày đình ráng xuống đầu ông Hai, đó là ông nge tin làng mình theo giặc. Ban đầu mới nghe tin, ông đau đớn: “ Cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại… giọng lạc hẳn đi”, ông không tin vào điều người đàn bà tản cư nói. Ông hỏi để xác minh lại “ Liệu có thật không hở bác. Hay là chỉ lại…”. Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ. Cái ngôi làng, nơi mà ông gửi trọn niềm tin yêu nay đã quay lưng lại với ông. Ông thấy xấu hổ vô cùng. Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”. Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà,nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thi không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội. Nếu như trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn. Đó Làng Chợ Dầu một phần của cuộc đời, bởi vậy cũng không dễ gì vứt bỏ nhưng còn cách mạng, cuộc chiến đấu của chúng đất nước để đến với lý tưởng độc lập tự do thì sao. Ông Hai đau đớn khi phải đưa ra quyết định lựa chọn. Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.
Cuộc trò chuyện của ông với thằng con trai út giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu, bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ. Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động nhớ quê, yêu quê, nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương theo giặc cứ chồng chéo đan xen trong lòng ông lão. Nhưng trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào Cụ Hồ, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
Đúng lúc ông Hai có được quyết định khó khăn ấy thì cái tin làng Chợ Dầu phản bội đã được cải chính. Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng lớn bấy nhiêu. Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. Ôi cái hình ảnh ấy vừa xúc động mà vừa thấy buồn cười vô cùng.
Ông Hai, một người nông dân có tấm lòng yêu làng, yêu nước vô cùng mãnh liệt, nhưng yêu nàng, ông cũng rất nặng lòng với kháng chiến. Với ông, tình yêu làng và tình yêu nước được hòa quyện vào làm một, rất đẹp, đầy ý vị của sự chân thành. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Minh