Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè
Đề b à i: C ả m nh ậ n c ủ a em v ề b à i th ơ C ả nh ng à y h è Bài làm Cảm nhận của em về bài thơ cảnh ngày hè – Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Tác giả ...
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè
Bài làm
Cảm nhận của em về bài thơ cảnh ngày hè – Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Tác giả dường như mở rộng tất cả các giác quan từ thị giác, thính giác, khứu giác để đón nhận thiên nhiên, để cảm nhận thiên nhiên và giao hòa cùng thiên nhiên, làm cho bức tranh thiên nhiên trong bài thơ trở nên tinh tế, sống động.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ: đùn đùn, giương, phun. Từ "đùn đùn" gợi tả sự xanh tốt của cây cối, sắc xanh thẫm của tán hoè liên tiếp được vươn ra, cây hòe dường như rất to, khỏe, nhiều tán cây. Cảnh vật được miêu tả với sức sống mãnh liệt, sức sống như căng tràn khi khí sắc của cây trở nên lộng lẫy, màu xanh tốt cũng trở nên gợi hình hơn, màu xanh của lá hòe đùn đùn lên và tán giương lên che rợp, cây lựu ở hiên nhà đẹp rạng ngời và đầy khí chất. Thiên nhiên hiện lên trong những vần thơ đẹp và sống động vô cùng. Màu xanh của tán cây hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, cây cối căng tràn sức sống, thiên nhiên trỗi dậy với những điều tuyệt vời có thể chạm tới những xúc cảm thầm kín nơi con người. Ngoại cảnh tác động vào lòng người khiến cho lòng người có chút gì đó xao xuyến theo cảnh vật.
Bức tranh ngày hè có sự kết hợp giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật với con người một cách hài hòa, sinh động. Tiếng lao xao của chợ cá hòa lẫn với tiếng ve kêu, trong không gian đầy sức sống ấy, con người lao động, những người ngư dân cũng đang tất bật với công việc lao động của mình. Dưới những ao đầm, hoa sen hồng đã nở rộ, màu sen hồng quyện với màu xanh tươi mát của những chiếc lá khiến cho cảnh sắc hồ sen thêm nên thơ, hữu tình vô cùng. xen giữa những chiếc lá mát xanh. Điểm vào cái không gian ấy là tiếng ve kêu ồn ã nhưng nhưng lại là đặc trưng không thể thiếu của màu hè. Nếu mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc thì mùa hạ là lúc cây cối trưởng thành, gần đi vào giai đoạn thu hoạch. Đặc biệt cuối hè là lúc nó phô diễn một sức sống căng đầy, sung mãn nhất của sự trưởng thành. Thiên nhiên trong bài thơ này cũng thể hiện rõ nét ý tứ ấy, thiên nhiên, con người trong những ngày hè đang ở trong trạng thái căng tràn sức sống nhất Bức tranh thiên nhiên đủ gợi cho chúng ta liên tưởng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy.
"Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"
Hài hoà cùng thiên nhiên là cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người lao động:
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ"
Âm thanh của chợ cá, đó là sự " lao xao", lao xao gợi liên tưởng của nhịp điệu khá ồn ào, sôi nổi. Sự náo nhiệt của chợ cá gợi lên sự liên tưởng về cuộc sống no ấm thanh bình của người dân. Góc chợ cá nơi thôn dã làng chài với những niềm vui của sự đủ đầy. Tác giả Nguyễn Trãi rất động lòng với cảnh sắc thiên nhiên, bởi nó gợi cho tác giả bao nhiêu nỗi niềm về nhân tình thế thái. Câu thơ " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" của Nguyễn Du đặt trong hoàn cảnh này là không nên, không hề hợp lý nhưng lại là có thể sự dụng sự đối ngẫu cho ý thơ của Nguyễn Trãi, nơi đây với cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời, tràn trề sinh lực của sự sống cũng bởi vì cuộc sống nơi đây cũng nhộn nhịp, sôi nổi vô cùng. Nhân dân ta vốn có truyền thống đạo đức rất tuyệt vời, sự chịu thương, chịu khó, gan góc, khiêm nhường. Cảnh sống bình dị nhưng gần gũi vô cùng, nhân dân ta dù vất vả nhưng chỉ cần có cơm no, áo ấm cho gia đình thì dù vất vả thế nào họ cũng chịu đựng được.
Những câu thơ trên miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên thì những câu thơ dưới đây là những câu thơ vang vọng những thanh âm của cuộc sống, là những ước vọng chân thành nhất của nhà thơ:
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
Sắc thái của cảnh vật và lòng người lúc này không gì khác đó là sự phấn chấn trong tâm hồn, con người đang rạo rực trong lòng mình những vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để thấy yêu đời, phấn khởi trước mọi việc. Cái tĩnh tại của một tâm hồn ẩn dật đã không còn ngồi yên được nữa, nhà thơ đã bộc lộ ra ngoài hết thảy những quyến luyến, những thiết tha với cuộc đời, với thời cuộc. Nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống nhân dân hiện ra rõ nét ở hai câu cuối bài. Nguyễn Trãi nói đến cây đàn của Ngu Thuấn với mong ước thanh bình, no đủ cho muôn dân. Niềm tha thiết, gắn bó với đời được cụ thể bằng niềm mong mỏi giàu đủ cho nhân dân. Ngay cả trong không gian nhàn dật, ý thức nhập thế, giúp đời luôn thường trực trong tâm hồn ông.
Câu thơ cuối cùng tương ứng với câu đầu, thể hiện ước vọng chân thành của Nguyễn Trãi, mong sao ở mọi nơi, cuộc sống thanh bình no ấm sẽ đến với mọi người. Vẫn cứ nói thỏa với đời rằng rút khỏi chốn quan trường để tìm về cái thanh tao, thuần khiết phù hợp với tâm hồn nhất nhưng thực chất Nguyễn Trãi đâu hẳn lánh đời thật. Trong tâm tưởng của ông vẫn là nỗi lòng "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ". Sống cuộc đời ẩn dật nhưng ông vẫn mãi trọn nghĩa, vẹn tình với quê hương, đất nước cho dù chỉ là trong suy nghĩ, trí nghĩ của riêng bản thân mình.
Sắc thái của cảnh vật trong bức tranh về sự sống mùa hè tươi trẻ, giàu sức sống đã cho thấy tinh thần yêu thiên nhiên đất nước, luôn luôn hướng đến những điều tích cực, luôn luôn hướng về cộng đồng, có tư tưởng lớn với bao nỗi niềm, quyến luyến, thiết tha lớn với cuộc đời. Nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống nhân dân là to lớn vô cùng
Qua bài thơ Cảnh ngày hè giúp ta thêm hiểu nỗi lòng của Nguyễn Trãi với niềm tha thiết, gắn bó với đời, ông có ước mơ, niềm mong mỏi cho dân được ấm no, giàu đủ. Ngay cả trong không gian nhàn dật, ý thức nhập thế, giúp đời luôn thường trực trong tâm hồn của ông
Minh