06/02/2018, 15:34

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến

Đề bài: Anh/ chị hãy viết bài văn cảm nhận về bài thơ tây tiến Quang dũng là một nghệ sĩ tài ba, đặc biệt là trong thơ ca. Thơ ông thể hiện rất tinh tế một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất lãng mạn, khả năng cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người ấm nóng. “ Tây Tiến” là một ...

Đề bài: Anh/ chị hãy viết bài văn cảm nhận về bài thơ tây tiến

Quang dũng là một nghệ sĩ tài ba, đặc biệt là trong thơ ca. Thơ ông thể hiện rất tinh tế một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất lãng mạn, khả năng cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người ấm nóng. “ Tây Tiến” là một trong nhữn thi phẩm của Quang Dũng sáng tác cuối năm 1948, khi chia tay với đơn vị cũ của mình  là đoàn quân Tây Tiến. Ông thật tài tình khi thể hiện một cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng bất diệt của nhà thơ về những người chiến sĩ Tây Tiến một thời gian khổ, hào hùng.

Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ gợi nhớ:

                         Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

                         Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Đây như một tiếng gọi đầy thương nhớ, tác giả gọi tên sông Mã đầu tiên trong nỗi nhớ của mình. Nhớ về những đêm hành quân ở rừng núi  miền Tây hùng vĩ. Con đường hành quân đầy nguy hiểm và gian nan. Dốc lên dốc xuống thăm thẳm, ở trên núi cao vắng vẻ, hoang sơ. Trước sự hành quân vất vả, nhiều người Tây Tiến đã bỏ mạng tại nơi xa xôi, nhưng khi chết người chiến sĩ vẫn cầm cây súng sẵn sàng chiến đấu. Trong Rừng sâu phải đối mặt với những con thú dữ. Nhưng những người lính Tây Tiến không lùi bước, vẫn nagng tàn và coi thường thử thách.

 

Ông lại nhớ lại những đêm liên hoan, mùi cơm nếp sôi của người vùng cao, những bữa cơm nóng ấm áp tình người, tình đồng đội, những sinh hoạt đời thường đều hóa thành những kỉ niệm thân thương. Những đêm hội vui tươi quây quần bên tiếng nhạc, đồng đội cùng nhau hò hét, sống thoải mái vui tươi.

Viết về Tây Tiến là tác giả đang viết lại chính dòng hồi ức của mình, nỗi nhớ thương tha thiết, và xao động nơi con tim về đồng đội:

                        … Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

                           Quân xanh màu lá giữ oai hùm.

                           Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

                           Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

                           Rải rác biên cương mồ liễu xứ,

                            Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

                           Áo bào thay chiếu anh về đất,

                            Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Đi qua những vùng núi đầy hiểm trở, ta gặp được hình ảnh những người lính. Câu thơ mở đầu cho ta thấy được chút ngang tàng, một chút nghịch đầy chất lính, nhưng sự thật nó rất là khắc nghiệt. Tại sao những người lính Tây Tiến lại không mọc tóc, vì là phải trải qua những căn bệnh sốt rét, đến chết đi sống lại, tóc không còn mọc nổi nữa. Rồi lại những khi ăn hầm ở lỗ, đâu có nước sạch, tóc cũng rụng hết. Phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, tóc cũng không thể mọc được nữa. Nhìn làn da xanh xao vì thiếu ăn, vì ốm, họ trở thành những quân xanh oai hùm nhưng không khiến ta cảm thấy sợ hãi, mà ta cảm giác thương xót. Nhưng không phải vì thế mà họ mất đi vẻ oai phong, họ vẫn một lòng oai hùm, rồi mắt trừng gửi mộng qua biên giới, gửi những tiếng lòng đến những người vùng thành thị, đến người con gái họ thương, đến cha mẹ và bạn bè. Tuy mang trong mình những gian khổ nơi chiến trường, những khó khăn nhưng những người chiến sĩ rất yêu đời, mang một mong ước về cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và bình yên bên người mình yêu.

Những người Tây tiến ra đi một lòng, không tiếc tuổi trẻ của mình, vì họ có một ý tưởng chiến đấu tìm lại hòa bình. Họ luôn hướng tới những người dân hiền lành đang chờ đợi họ, luôn hướng đến tình yêu đẹp, cuộc sống ấm no, tự do.

Nhiều người hi sinh, không một mảnh chiếu chôn thân, tấm áo mỏng manh thay thế cho tấm chiếu, họ được chôn cất sơ sài, nhưng sâu trong lòng những người ở lại, họ vẫn mãi sống. Cách dùng “ áo bào” làm câu thơ trở nên cổ kính hơn. Anh đã ra đi mãi mãi, nhưng anh ra đi cho lẽ sống của mình, cái chết vô cùng nhẹ nhàng “ về đất”. đất như một người mẹ, nhẹ nhàng ôm anh vào lòng, dù anh có chết ở một nơi xa thì người mẹ đất vẫn ôm chặt anh. Anh chiến sĩ chết đi, quê hương ôm anh vào lòng, sông núi hát lên tiễn đưa anh. Chỉ có sông và đất chứng kiến cái chết của anh. Bóng dáng anh hòa vào núi sông, hòa vào đất mẹ.

Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Bài thơ rất hay và ý nghĩa, cho ta hiểu thêm rất nhiều được những sự vất vả, những gian khổ, khó khăn như thế nào các anh mới dành cuộc sống độc lập như bây giờ. Lớp trẻ ngày nay nên học tập thế hệ đi trước để bảo vệ tổ quốc.

 

 

0