Chứng minh câu tục ngữ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
Đề bài: Anh chị hãy chứng minh câu tục ngữ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Bài làm Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh. Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu ...
Đề bài: Anh chị hãy chứng minh câu tục ngữ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
Bài làm
Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh. Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Đó là bài học lớn mà người xưa nhắc nhở ta phải luôn ghi nhớ. Bác Hồ từng khẳng định:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”
Trong dân gian cũng có câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự như câu nói của Bác Hồ:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chùm lại nên hòn núi cao”
Ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quý báu của cha ông. Với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi kết quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? Nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.
Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!
Cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết là đoàn kết vì đại nghĩa, đoàn kết trong Đảng để đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. Trên cơ sở đó Người kêu gọi mọi người càng đoàn kết nhau lại thành một khối để chống lại kẻ thù chung. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: '…đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm, hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi'.
Đấu tranh nhằm xóa bỏ nỗi nhục mất nước cũng như nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu ở một nước như Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu cần phải thức tỉnh lương tri của tất cả mọi người, tất cả các tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết, tập hợp họ thành một khối thống nhất để dựng nước và giữ nước. Người mong muốn nhân dân của Người dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù thuộc các tôn giáo khác nhau, đều trước hết thấy mình là con Rồng, cháu Lạc, phải có trách nhiệm với cộng đồng, với những người đã khuất, với tổ tiên.
Có thể nói rằng, “Hồ Chí Minh đã nhận rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đồng bào dù có tôn giáo hay không có tôn giáo. Người kêu gọi phải đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, Đảng phái, già,trẻ, gái trai… “Đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải là sách lược tạm thời”. Người là hiện thân, là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân tộc. Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp, mọi Đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây, cô lập kẻ thù, phá tan chính sách của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Người luôn nhắc nhở: “… đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một chính sách là đại đoàn kết”. Thậm chí, trước lúc đi xa, trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn
Từ rất nhiều cuộc chiến tranh chống lại quân xâm lược của nước ta. Từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến Trần Hưng Đạo…, rồi đến cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược cho thấy sự đoàn kết đã mang lại những thành công lớn lao.
Hay chúng ta hãy nhìn nước bạn. Ở phương Tây: Từ sự đoàn kết 13 bang của hợp chủng quốc chống lại thực dân Anh. Đến đại hồng quân Liên Xô trong thế chiến thứ 2.
Trong kinh tế: Sự đoàn kết của người Nhật từ một nước lạc hậu và thất bại trong chiến tranh, vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế như hiện nay. Hay trong xã hội: Sự đoàn kết của nhân dân công cuộc đổi mới, xóa đói giảm nghèo cũng mang lại những thành công lớn.
Ngược lại: Loạn 12 xứ quân, sự chia cắt 2 miền nam bắc làm kéo dài cuộc chiến tranh và sự suy thoái. Mất đoàn kết trong chính trị của Thái Lan làm ảnh hưởng đến sự phái triển kinh tế và an sinh xã hội của nước này.
Chính vì vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bạn hãy nhớ lấy, đoàn kết chính là cốt lõi của thành công, thành công lại là cơ sở để chúng ta tồn tại và phát triển. Qua câu của Bác Hồ một lần nữa khẳng định sức mạnh lớn lao của tinh thần đoàn kết.