Cảm nhận bà cụ Tứ
Đề bài: Anh/ chị hãy viết bài văn cảm nhận về bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” Kim Lân là một nhà văn xuất sắc với nhiều những tác phẩm nổi tiếng đậm chất vùng quê. Ông được biết đến là một cây bút chuyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam. Chủ đề của ông xoay quanh vùng quê ...
Đề bài: Anh/ chị hãy viết bài văn cảm nhận về bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt”
Kim Lân là một nhà văn xuất sắc với nhiều những tác phẩm nổi tiếng đậm chất vùng quê. Ông được biết đến là một cây bút chuyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam. Chủ đề của ông xoay quanh vùng quê và những người nông dân lam lũ, hiền hậu, chất phác nhưng chứa đầy tình yêu thương. Trong số đó, tác phẩm “ Vợ nhặt” là tác phẩm rất hay, nói về cái đói của nhân dân, nhưng đâu đó tiềm ẩn những hạnh phúc nhẹ nhàng, và khao khát muốn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Nổi bật lên là bà cụ Tứ được khắc họa rất sinh động, một người mẹ nghèo, đầy những điều khổ cực, có một tình yêu thương con sâu sắc và sự bao dung độ lượng.
Kim Lân là đại diện cho những nhà văn viết về nông dân và cuộc đời của họ. Phải hiểu sâu sắc và chứng kiến tường tận như thế nào thì nhà văn mới có thể viết được lên những trang văn như thế.
Câu chuyện diễn ra ở một vùng quê nghèo đói, những năm mà thực dân Pháp và phát xít nhật gây ra. Cảnh đói vô cùng thê lương, khuôn mặt ai cũng hốc hác u tối, những gia đình ở những vùng khác bồng bế nhau xuống miền duois mong kiếm được chút cơm ăn như những bóng ma phật phờ. Trong không gian người chết nhiều, và cái chết luôn thường trực ở khắp mọi nơi, tiếng quạ kêu, mùi xác người chết chưa kịp dọn. Một khung cảnh rùng rợn đến kinh hoàng, chẳng có một chút gì là hi vọng sống, mọi người chỉ ngồi để chờ chết mà thôi.
Trước cuộc sống như thế mà anh Chàng lại có vợ. Tâm lí bà cụ Tứ biến đổi rất nhanh khi cậu con trai của mình có vợ. Lúc đầu, bà cụ Tứ ngỡ ngàng trước sự việc không ngờ tới này. Tự nhiên trong nhà có một người con gái lạ được Chàng đưa về. Trong đầu bà có hàng trăm câu hỏi khó giải đáp “ quái sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ” “ sao lại chào mình bằng u”, “ ô hay, thế này là thế nào”. Cụ Tứ tò mò và vô cùng ngạc nhiên trước những điều đang diễn ra. Là mẹ rất nhạy cảm những vấn đề của con cái, nhưng sao ở đây cụ Tứ lại không thể nhận ra con trai mình khác lạ, không kịp phản ứng. Có lẽ là do hoàn cảnh đã làm mất đi sự nhạy cảm của người mẹ khi con trai có vợ.
Khi mọi chuyện bà cụ đã hiểu thì bà lại im lắng, cúi đầu. Bà đang thất vọng chăng? Không phải, ở đây bà đang vui cho con trai mình lắm, nhưng bà lại mang nỗi niềm xót xa, lo, thương trộn lẫn. Trong lòng người mẹ này lại bao nhiêu câu hỏi và nỗi lo đặt ra “ chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được những ngày đói khát này không?”. Tuy là người con dâu mới được đưa về, nhưng bà thương như con đẻ, lo lắng cho tương lai của hai đứa.
Khi sự lo lắng đó được dồn nén, nghĩ về cuộc đời mình, và những điều đắng cay mình đã trải qua, cụ bèn nói một câu “ chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. Thương cho bổn phận người làm mẹ không lo thật tốt cho con mình, và thương cho hai đứa phải sống khó nhọc, chẳng biết ngày mai ra sao. Rồi cụ cũng chấp thuận bằng những niềm hi vọng nhỏ nhoi. Cụ cố gắng xây dựng một hạnh phúc nhỏ nhắn, sáng hôm sau, mọi người trong nhà dậy sớm cùng làm công việc nhà, cụ chào đón con dâu và dạy bảo con dâu như một người mẹ nhân hậu. Chỉ các việc nhà vô cùng chu đáo. Rồi cụ nấu cháo cho cả nhà ăn, cuộc sống đó thật là giản dị. Chi tiết vô cùng cảm động là nồi chè khoái của bà cụ Tứ. Bà hân hoan mang lên nồi cháo cám “ chè đây – chè khoái đây, ngon đáo để cơ”. Chữ “ ngon” ở đây không phải để bảo cái món cháo cám này ngon, mà ngon là ngon về tình người, ở người mẹ sự đắng chát của nồi cháo cám đã biến thành sự ngọt ngào của sự hạnh phúc. Tại sao lại là nồi cháo cám, ở đây tác giả muốn nói lên rằng trong bất kì hoàn cảnh nào, tình người và hi vọng không bao giờ bị mất đi hay hủy diệt, con người muốn sống cho ra sống, cái tình người thể hiện ở cách sống và hi vọng. Tuy niềm hạnh phúc của cụ Tứ được lan tỏa, nhưng sự thật thì miếng cháo cám vẫn đắng chát.
Câu chuyện giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Là niềm hi vọng sống trong lúc cái chết đang rình rập thì tình yêu và sự hạnh phúc mãi tồn tại, không bao giờ có thể tiêu diệt. Bà cụ Tứ được miêu tả rất là chi tiết và độc đáo về diễn biến tâm lí.
Đây là một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa. Trong nền xã hội phát triển, em nghĩ nên học hỏi những điều quý giá ở trong tác phẩm, đặc biệt là lòng người. Bà cụ Tứ tuy nghèo khổ, đói kém, nhưng ấm áp tình yêu thương, niềm hi vọng, lạc quan và có những mong ước vào tương lai tươi sáng.