05/02/2018, 11:24

Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh văn lớp 9

Hướng dẫn nêu suy nghĩ, phân tích, cảm nhận bài sang thu của Hữu Thỉnh trong môn ngữ văn lớp 9 THCS có dàn ý và bài viết tham khảo Xuân, hạ, thu đông mỗi mùa mang đến những hương vị và hương sắc riêng cho thiên nhiên vạn vật. nhưng chắc hẳn rằng, mùa nào cũng đẹp, cũng yêu để làm say đắm lòng ...

Hướng dẫn nêu suy nghĩ, phân tích, cảm nhận bài sang thu của Hữu Thỉnh trong môn ngữ văn lớp 9 THCS có dàn ý và bài viết tham khảo Xuân, hạ, thu đông mỗi mùa mang đến những hương vị và hương sắc riêng cho thiên nhiên vạn vật. nhưng chắc hẳn rằng, mùa nào cũng đẹp, cũng yêu để làm say đắm lòng người. Chẳng vậy mà từ bao lâu nay, tứ màu vẫn là một mảnh đất quen thuộc được cày xới nhiều lần trong thơ văn kim cổ đó ư? Ta đã từng thấy cái xuân tình thắm hương đượm sắc, tràn trề sức sống trong những câu thơ của Xuân Diệu trong “Vội vàng” hay là cái nằng giòn tan, cái nắng rực rỡ qua những trang thơ của Tố Hữu, và những chiều thu dịu dàng, tinh tế say say men nồng trong hương chiều lả lướt của Đây mùa thu tới. Nhưng có lẽ giao cảm và gần gũi với thi nhân muôn thuở vẫn là mùa thu nhẹ nhàng, đằm thắm. Thi nhân ta xưa nức danh với “Tam thu bất tuyệt” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, đến “Cảm thu”, “Thu hứng” của Đỗ Phủ hay nồng nàn, nên thơ trong những câu thơ lả lướt men tình của Xuân Diệu với “đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho bản hòa ca đất trời một khúc “Sang thu”. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn cảm nhận bài Sang Thu của Hữu Thỉnh nhé. Với đề bài này, các bạn cần nêu cảm nhận về mùa thu lúc giao thời và những chuyển biến tinh tế của đất trời nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé Mùa thu là mùa lá rụng mang màu sắc lãng mạn LẬP DÀN Ý BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ SANG THU CỦA HỮU THỈNH 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu cảm nhận chung của bản thân. 2.TH N BÀI: Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về mùa thu trong không gian làng quê Hương ổi chín thơm. Gió se ngọt ngào trong gió. Sương như nàng thiếu nữ duyên dáng, chùng chình qua ngõ. Tâm trạng của thi nhân: ngỡ ngàng, bâng khuâng. Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về mùa thu trong không gian đất trời: Sông không vội vã mà lắng dịu, chậm chạp. Chim vội vã tìm nơi lánh rét. Đám mây như chiếc khăn voan, nửa nghiêng về mùa hạ, nửa là mùa thu. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của thi nhân khi cảm nhận bước chuyển mùa. Suy ngẫm của nhà thơ: Về sự trưởng thành và từng trải của con người trước bão giông. 3.KẾT BÀI: Khẳng định tài năng và những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật. BÀI VĂN MẪU CẢM NHẬN BÀI THƠ “SANG THU” HỮU THỈNH “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời.” Mùa thu từ bao lâu nay đã trở thành suối nguồn vô tận, khơi nguồn cảm hứng cho thi ca nhạc họa. Những cảnh đẹp thiên nhiên tươi sáng, trời thu trong xanh, khí thu dịu mát, cảnh thu trong sáng đã làm mê luyến trái tim bao thi sĩ. Nhỏ nhẹ và khiêm nhường Hữu Thỉnh góp vào cho bản hào ca của đất trời một góc thiên nhiên “Sang thu” để cùng tôn vinh những mùa trái, mùa hương của đất trời, xứ sở. Mở đầu bài thơ, trước hết nhà thơ Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc cảm nhận tinh tế của mình trước mùa thu trong không gian làng quê: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.” Trong không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, nhà thơ bỗng tinh tế nhận ra mùi hương ổi chín. Đó là mùi vị ngọt ngào, nồng nàn thanh mát của quê hương, của những tâm hồn đã chắt chiu vun trồng nên hương ổi. Đó là hương vị quen thuộc, bình dị gợi nhắc đến mùa thu quê hương. Không phải là lá ngô đồng như trong thơ cảu Bích Khê, cũng không phải là hương cốm trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, bằng cảm nhận và tình yêu quê tha thiết, hương ổi đã phả vào tâm hồn nhà thơ, đánh thức những cảm nhận riêng để ngỡ ngàng nhận ra mùa thu đã đặt chân xuống trần gian tuyệt diệu. Nhưng hương ổi mạnh mẽ, ngọt ngào phả vào trong gió se, càng làm quyện đọng vị ngọt và sánh mịn của hương ổi. Nhưng Hữu Thỉnh cũng cho ta những cảm nhận về đám mây khi thu chớm sang: “ Sương chùng chình qua ngõ.” Từ “chùng chình” diễn tả vẻ đẹp mộng mơ, duyên dáng và yêu kiều như nàng thiếu nữ đang e ấp duyên dáng bao quanh xóm làng. Cảnh vật không gian làng quê ngập chìm trong màn sương khói mờ ảo, giăng mắc như làm thiên nhiên thêm huyền ảo, lung linh hơn. Và trước hương ổi trong gió se, trước đám mây chùng chình kia, thi nhân của chúng ta ngỡ ngàng “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng bâng khuâng, man mác của nhà thơ, cũng như vẻ ngờ ngợ không dám tin rằng thu đã về đấy rồi. Đó là sự luyến tiếc của âm hồn thi nhân, vừa ngỡ ngàng với thu sang, vừa luyến tiếc khi hạ đã rời đi. Quả là một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Sang đến khổ thơ tiếp theo, là sự cảm nhận tinh tế của thiên nhiên mùa thu trong không gian đất trời. Sự tinh tế và tấm lòng khát khao giao cảm, muốn nắm bắt sự thay đổi của vạn vật đã được bộc lộ rõ: “ Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.” Dòng sông mùa thu không còn vẻ vội vàng, gấp gáp và chảy xiết như trong những ngày hạ, sông êm đềm, tĩnh lặng, yên ả uốn mình hiền hòa sau lũy tre xanh xanh của làn quê. Những cánh chim bắt đầu, cho thấy sự quan sát sát tinh của Hữu Thỉnh khi nhận ra sự chuyển dời của đàn chim tìm nơi trú ẩn cũng là dấu hiệu nhắc thu sang. Và đám mây kia chính là điểm nhấn cho nền trời, cho bức tranh thiên nhiên quyến rũ, xinh tươi ấy. Đám mây vắt nửa mình, dường như cũng đang chứa đựng sụ lưu luyến, bịn rịn. Đám mây giống như cây cầu nối liền giữa mùa hạ và mùa thu để ngân rung mãi lên một nhịp riêng của đất trời, nhịp giao thời, nhịp chuyển mùa. Thu sang trong bao nhiêu của thi ca muôn thuở, nay trở về trong những câu thơ ủa Hữu Thỉnh sao vẫn đắm đuối, si mê lòng người như thế. Vậy là mùa thu trong không gian làng quê được cảm nhận mới tinh tế và nên thơ làm sao. Chỉ có thể yêu thiên nhiên lắm, Hữu Thỉnh mới vẽ nên một bức tranh thật đẹp, thật duyên đến vậy. Khổ thơ cuối là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về cuộc đời mỗi con người: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”. Bằng những chiêm nghiệm sâu sắc về nhân sinh Hữu thỉnh đã gửi đến chúng ta những thông điệp thật ý nghĩa. Hình ảnh “nắng, mưa, sấm” là biểu tượng cho những sóng gió, thăng trầm của cuộc đời mà con người đã trải qua, khi đã đi qua bao nhiêu nắng mưa, bao nhiêu giông tố, con người dường như cũng trở nên điềm đạm, bình tĩnh hơn trước những thử thách, trông gai của cuộc đời. Con người khi trưởng thành “hàng cây đứng tuổi” sẽ không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi tre mà sẽ lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đười quật ngã mỗi bước đi. Phải chăng đó cũng chính là thông điệp sâu sắc mã Hữu thỉnh gửi gắm. Với thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng, ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, tinh tế giàu sức gợi, sức biểu cảm, Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc một bức tranh thiên nhiên lúc sang thu thật sự đẹp, thật duyên, thật tinh tế của một tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết. “Sang Thu” của Hữu Thỉnh đã góp vào bản hoà ca mùa thu của quê hương, đất nước một tiếng nói riêng, đầy thi vị, ám ảnh, xúc động.

Hướng dẫn nêu suy nghĩ, phân tích, cảm nhận bài sang thu của Hữu Thỉnh trong môn ngữ văn lớp 9 THCS có dàn ý và bài viết tham khảo

Xuân, hạ, thu đông mỗi mùa mang đến những hương vị và hương sắc riêng cho thiên nhiên vạn vật. nhưng chắc hẳn rằng, mùa nào cũng đẹp, cũng yêu để làm say đắm lòng người. Chẳng vậy mà từ bao lâu nay, tứ màu vẫn là một mảnh đất quen thuộc được cày xới nhiều lần trong thơ văn kim cổ đó ư? Ta đã từng thấy cái xuân tình thắm hương đượm sắc, tràn trề sức sống trong những câu thơ của Xuân Diệu trong “Vội vàng” hay là cái nằng giòn tan, cái nắng rực rỡ qua những trang thơ của Tố Hữu, và những chiều thu dịu dàng, tinh tế say say men nồng trong hương chiều lả lướt của Đây mùa thu tới. Nhưng có lẽ giao cảm và gần gũi với thi nhân muôn thuở vẫn là mùa thu nhẹ nhàng, đằm thắm. Thi nhân ta xưa nức danh với “Tam thu bất tuyệt” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, đến “Cảm thu”, “Thu hứng” của Đỗ Phủ hay nồng nàn, nên thơ trong những câu thơ lả lướt men tình của Xuân Diệu với “đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho bản hòa ca đất trời một khúc “Sang thu”. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn cảm nhận bài Sang Thu của Hữu Thỉnh nhé. Với đề bài này, các bạn cần nêu cảm nhận về mùa thu lúc giao thời và những chuyển biến tinh tế của đất trời nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé


Mùa thu là mùa lá rụng mang màu sắc lãng mạn

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ SANG THU CỦA HỮU THỈNH
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Nêu cảm nhận chung của bản thân.

2.TH N BÀI:
Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về mùa thu trong không gian làng quê
Hương ổi chín thơm.
Gió se ngọt ngào trong gió.
Sương như nàng thiếu nữ duyên dáng, chùng chình qua ngõ.
Tâm trạng của thi nhân: ngỡ ngàng, bâng khuâng.

Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về mùa thu trong không gian đất trời:
Sông không vội vã mà lắng dịu, chậm chạp.
Chim vội vã tìm nơi lánh rét.
Đám mây như chiếc khăn voan, nửa nghiêng về mùa hạ, nửa là mùa thu.
Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của thi nhân khi cảm nhận bước chuyển mùa.

Suy ngẫm của nhà thơ:
Về sự trưởng thành và từng trải của con người trước bão giông.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định tài năng và những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật.

BÀI VĂN MẪU CẢM NHẬN BÀI THƠ “SANG THU” HỮU THỈNH
“Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời.” Mùa thu từ bao lâu nay đã trở thành suối nguồn vô tận, khơi nguồn cảm hứng cho thi ca nhạc họa. Những cảnh đẹp thiên nhiên tươi sáng, trời thu trong xanh, khí thu dịu mát, cảnh thu trong sáng đã làm mê luyến trái tim bao thi sĩ. Nhỏ nhẹ và khiêm nhường Hữu Thỉnh góp vào cho bản hào ca của đất trời một góc thiên nhiên “Sang thu” để cùng tôn vinh những mùa trái, mùa hương của đất trời, xứ sở.

Mở đầu bài thơ, trước hết nhà thơ Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc cảm nhận tinh tế của mình trước mùa thu trong không gian làng quê:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”

Trong không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, nhà thơ bỗng tinh tế nhận ra mùi hương ổi chín. Đó là mùi vị ngọt ngào, nồng nàn thanh mát của quê hương, của những tâm hồn đã chắt chiu vun trồng nên hương ổi. Đó là hương vị quen thuộc, bình dị gợi nhắc đến mùa thu quê hương. Không phải là lá ngô đồng như trong thơ cảu Bích Khê, cũng không phải là hương cốm trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, bằng cảm nhận và tình yêu quê tha thiết, hương ổi đã phả vào tâm hồn nhà thơ, đánh thức những cảm nhận riêng để ngỡ ngàng nhận ra mùa thu đã đặt chân xuống trần gian tuyệt diệu. Nhưng hương ổi mạnh mẽ, ngọt ngào phả vào trong gió se, càng làm quyện đọng vị ngọt và sánh mịn của hương ổi. Nhưng Hữu Thỉnh cũng cho ta những cảm nhận về đám mây khi thu chớm sang:
“ Sương chùng chình qua ngõ.”

Từ “chùng chình” diễn tả vẻ đẹp mộng mơ, duyên dáng và yêu kiều như nàng thiếu nữ đang e ấp duyên dáng bao quanh xóm làng. Cảnh vật không gian làng quê ngập chìm trong màn sương khói mờ ảo, giăng mắc như làm thiên nhiên thêm huyền ảo, lung linh hơn. Và trước hương ổi trong gió se, trước đám mây chùng chình kia, thi nhân của chúng ta ngỡ ngàng “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng bâng khuâng, man mác của nhà thơ, cũng như vẻ ngờ ngợ không dám tin rằng thu đã về đấy rồi. Đó là sự luyến tiếc của âm hồn thi nhân, vừa ngỡ ngàng với thu sang, vừa luyến tiếc khi hạ đã rời đi. Quả là một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết.

Sang đến khổ thơ tiếp theo, là sự cảm nhận tinh tế của thiên nhiên mùa thu trong không gian đất trời. Sự tinh tế và tấm lòng khát khao giao cảm, muốn nắm bắt sự thay đổi của vạn vật đã được bộc lộ rõ:
“ Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”

Dòng sông mùa thu không còn vẻ vội vàng, gấp gáp và chảy xiết như trong những ngày hạ, sông êm đềm, tĩnh lặng, yên ả uốn mình hiền hòa sau lũy tre xanh xanh của làn quê. Những cánh chim bắt đầu, cho thấy sự quan sát sát tinh của Hữu Thỉnh khi nhận ra sự chuyển dời của đàn chim tìm nơi trú ẩn cũng là dấu hiệu nhắc thu sang. Và đám mây kia chính là điểm nhấn cho nền trời, cho bức tranh thiên nhiên quyến rũ, xinh tươi ấy. Đám mây vắt nửa mình, dường như cũng đang chứa đựng sụ lưu luyến, bịn rịn. Đám mây giống như cây cầu nối liền giữa mùa hạ và mùa thu để ngân rung mãi lên một nhịp riêng của đất trời, nhịp giao thời, nhịp chuyển mùa. Thu sang trong bao nhiêu của thi ca muôn thuở, nay trở về trong những câu thơ ủa Hữu Thỉnh sao vẫn đắm đuối, si mê lòng người như thế. Vậy là mùa thu trong không gian làng quê được cảm nhận mới tinh tế và nên thơ làm sao. Chỉ có thể yêu thiên nhiên lắm, Hữu Thỉnh mới vẽ nên một bức tranh thật đẹp, thật duyên đến vậy.

Khổ thơ cuối là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về cuộc đời mỗi con người:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.

Bằng những chiêm nghiệm sâu sắc về nhân sinh Hữu thỉnh đã gửi đến chúng ta những thông điệp thật ý nghĩa. Hình ảnh “nắng, mưa, sấm” là biểu tượng cho những sóng gió, thăng trầm của cuộc đời mà con người đã trải qua, khi đã đi qua bao nhiêu nắng mưa, bao nhiêu giông tố, con người dường như cũng trở nên điềm đạm, bình tĩnh hơn trước những thử thách, trông gai của cuộc đời. Con người khi trưởng thành “hàng cây đứng tuổi” sẽ không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi tre mà sẽ lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đười quật ngã mỗi bước đi. Phải chăng đó cũng chính là thông điệp sâu sắc mã Hữu thỉnh gửi gắm.

Với thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng, ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, tinh tế giàu sức gợi, sức biểu cảm, Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc một bức tranh thiên nhiên lúc sang thu thật sự đẹp, thật duyên, thật tinh tế của một tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết. “Sang Thu” của Hữu Thỉnh đã góp vào bản hoà ca mùa thu của quê hương, đất nước một tiếng nói riêng, đầy thi vị, ám ảnh, xúc động.
0