Cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang
Đề bài: Viết một bài văn thể hiện cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan Bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ thể hiện được tâm trạng của nhà thơ khi phải xa quê, tha phương nơi đất khách; đồng thời bài thơ cũng gợi mở ra một bức ...
Đề bài: Viết một bài văn thể hiện cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan Bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ thể hiện được tâm trạng của nhà thơ khi phải xa quê, tha phương nơi đất khách; đồng thời bài thơ cũng gợi mở ra một bức tranh thiên nhiên rợn ngợp, mênh mông của thiên nhiên, đất nước. Bài thơ Qua Đèo Ngang được sáng tác trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, được gợi cảm hứng từ chính ...
Đề bài: Viết một bài văn thể hiện cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ thể hiện được tâm trạng của nhà thơ khi phải xa quê, tha phương nơi đất khách; đồng thời bài thơ cũng gợi mở ra một bức tranh thiên nhiên rợn ngợp, mênh mông của thiên nhiên, đất nước.
Bài thơ Qua Đèo Ngang được sáng tác trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, được gợi cảm hứng từ chính cuộc hành trình của nhà thơ trên đường lên kinh đô Huế nhận chức. Bà Huyện Thanh Quan vốn là một nữ sĩ nổi tiếng bởi tài năng cũng như đức hạnh của mình, bà được phong chức Cung trung giáo tập, tức là một chức quan chuyên dạy lễ nghi và phép tắc cho công chúa cũng như cung nhân nơi cung đình xưa. Bà đã thực hiện cuộc hành trình lên kinh đô Huế, bà đã từng dừng chân nơi Đèo Ngang, tại đây bà đã sáng tác bài thơ Qua đèo ngang:
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
Khi Bà Huyện Thanh Quan dừng chân ở đèo ngang là thời điểm chiều tà, không gian chiều tà khá tiêu biểu trong thơ ca xưa, nó thường gợi nhắc con người ta nỗi nhớ về quê hương, về gia đình, nó đặc biệt khắc khoải đối với những con người xa quê. Khung cảnh mở ra trước mắt thi sĩ đó chính là cảnh rậm rạp, tốt tươi của cỏ cây hoa lá “Cỏ cây chen đá lá chen hoa”, phải thấy rằng nhà thơ đã sử dụng từ rất khéo, bởi chỉ qua một từ chen thôi vừa gợi ra sự sinh trưởng tươi tốt, vừa gợi ra được sự rậm rạp, hoang sơ của chốn núi rừng.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Nếu như không gian nơi Đèo Ngang khiến cho bà Huyện Thanh Quan cảm thấy trống vắng, rợn ngợm thì khi hướng về cuộc sống của con người xung quanh bà lại cảm nhận được sự cô đơn,lẻ loi khi chỉ có một thân một mình nơi đất khách. Tác giả đã sử dụng hệ thống các từ láy để diễn tả bức tranh cuộc sống của con người, đồng thời việc sử dụng từ láy này còn có tác dụng tạo ra tính nhạc trầm buồn, da diết cho bài thơ.
“Lom khom” vừa gợi ra tư thế vất vả của người tiều phu với gánh củi nặng trên vai, vừa gợi ra hình dáng nhỏ bé khi quan sát từ trên cao xuống. “lác đác” lại là sự ít ỏi, thưa thớt, trống vắng của những căn nhà ven sông. Hướng cái nhìn của mình đến sự sống không những không làm cho tâm hồn thi sĩ thêm ấm áp mà ngược lại càng khơi sâu vào nỗi cô đơn, lẻ loi của người lữ khách.
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Đến đây ta có thể thấy có đến ba bức tranh cùng lồng vào trong một bài thơ, trước hết đó là bức tranh về thiên nhiên, núi rừng hoang sơ, hùng vĩ nơi đèo ngang; bức tranh về cuộc sống của con người và cuối cùng là bức tranh tâm trạng của chính thi sĩ. Thực chất, trong mỗi bức tranh đều có sự phản ánh tâm trạng, cảm xúc của con người nhưng phải đến khổ thơ cuối thì tâm trạng ấy mới được bộc lộ một cách rõ nét và sâu sắc. Con người cô đơn của thi sĩ được bộc lộ trong nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, và những nỗi niềm ấy đều bị đóng kín trong tâm hồn đa sầu đa cảm của Bà Huyện Thanh Quan: đó là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương, những kỉ niệm riêng tư của một thời gia đình hạnh phúc.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
QUA ĐÈO NGANG
QUA DEO NGANG
BÀ HUYỆN THANH QUAN
BÀI THƠ QUA ĐÈO NGANG