Cảm nhận của em về đoạn kết của bài thơ Đồng chí
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn kết của bài thơ Đồng chí- Chính Hữu Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ đầy gian khổ, đau thương nhưng không kém phần hào hùng. Và một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao một đất nước nhỏ bé, lạc hậu ...
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn kết của bài thơ Đồng chí- Chính Hữu Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ đầy gian khổ, đau thương nhưng không kém phần hào hùng. Và một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao một đất nước nhỏ bé, lạc hậu như Việt Nam lại có thể đương đầu và giành chiến thắng vẻ vang trước hai cường quốc sừng sỏ, hùng mạnh như Pháp và Mĩ. Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng tinh thần kiên cường, bất ...
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn kết của bài thơ Đồng chí- Chính Hữu
Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ đầy gian khổ, đau thương nhưng không kém phần hào hùng. Và một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao một đất nước nhỏ bé, lạc hậu như Việt Nam lại có thể đương đầu và giành chiến thắng vẻ vang trước hai cường quốc sừng sỏ, hùng mạnh như Pháp và Mĩ. Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng tinh thần kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam thì chẳng thể nói hết được bằng lời. Đặc biệt, để tạo được sức mạnh lớn như vậy trong chiến đấu là vì con người Việt Nam biết đoàn kết, biết hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong chiến tranh. Bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu đã thể hiện được tương quan đoàn kết đầy đặc biệt giữa những người lính- cơ sở sức mạnh của kháng chiến.
Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948- đây là thời điểm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta bước vào giai đoạn khốc liệt, căng thẳng. Những người lính đã trải qua những ngày tháng chiến đấu vô cùng gian khổ, nhưng cũng chính trong hoàn cảnh này, tình đồng chí, đồng đội đã xua đi được cái khốc liệt của khói lửa của chiến tranh,làm sáng lên tình người giữa con người với con người.
Những người lính đến từ khắp nơi của đất nước, họ là những con người xa lạ, không hề có sự quen biết từ trước nhưng giữa họ có những đặc điểm chung. Trước hết, họ là những người con nghèo sinh ra từ những vùng quê nghèo khó, những người nông dân lam lũ ấy bị ngọn lửa của chiến tranh, ngọn lửa của lòng căm thù đốt lên lí tưởng mãnh liệt, đó chính là giành lại độc lập, bảo vệ cuộc sống của những người mà họ thương yêu. Từ đó mà họ trở thành những người lính, những người đồng đội:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Những người lính ra trận mang theo những khát vọng đẹp, đó là mang hòa bình về cho đất nước, mang tự do về cho dân tộc, họ ra đi và nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước.Trong những ngày tháng chiến đấu, bên cạnh sự hiểm nguy luôn rình rập thì họ còn trải qua cuộc sống sinh hoạt vô cùng khắc liệt nhưng họ đều cùng nhau đương đầu và vượt qua tất cả.
Không chỉ là những người có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, có tinh thần đoàn kết, yêu thương đáng ngưỡng mộ mà những người lính còn là những người luôn lạc quan và hi vọng về một ngày mai tươi sáng.Khổ thơ cuối được coi là những câu thơ hay nhất của bài thơ:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu sung trăng treo”
Câu thơ vừa gợi ra được cái khắc liệt của hoàn cảnh sống, hoàn cảnh chiến đấu mà còn sáng lên tinh thần lạc quan, niềm hi vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng. “đêm nay rừng hoang sương muối” gợi ra khoảnh khắc đêm khuya khi những làn sương bao phủ lên núi rừng. Sương muối trong rừng không chỉ lạnh cắt da cắt thịt mà nó còn bao phủ tầm nhìn của những người lính. Trong hoàn cảnh chiến đấu ấy nếu không có sự kiên cường, quyết tâm thì khó có thể vượt qua.
Trong không gian đầy đặc biệt ấy, những người lính vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình, đứng canh gác và chờ giặc tới. Có thể thấy những người lính trong kháng chiến không có một phút nào lơ là, mất cảnh giác mà luôn trong tư thế chiến đấu với tinh thần quyết tâm cao độ. Họ đã bên nhau cùng chờ giặc tới, trong cái lạnh giá của sương muối, trong sự hiểm nguy rình rập vẫn sáng lên hơi ấm của tình người, đó là tình đồng đội, tình đồng chí.
Câu thơ cuối được đánh giá là hàm súc nhất và mang nhiều ý nghĩa “Đầu sung trăng treo”, về ý nghĩa tả thực, nó gợi ra hình ảnh những mũi sung của người lính luôn trong tư thế chiến đấu, không gian đêm khuya xuất hiện ánh trăng tròn, do đó nhìn từ xa ta có thể thất được ánh trăng đang treo ở trên đầu súng. Về ý nghĩa biểu tượng nó tượng trưng cho khát vọng hòa bình của những người lính.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
ĐỒNG CHÍ
DONG CHI
CHÍNH HỮU
PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ