28/05/2017, 19:49

Nhận xét về đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nhận xét về đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của tác giả Nguyễn Đình Chiểu Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm Lục Vân Tiên, trong đoạn trích này, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã đi xây dựng hình ảnh, bức chân ...

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nhận xét về đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của tác giả Nguyễn Đình Chiểu Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm Lục Vân Tiên, trong đoạn trích này, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã đi xây dựng hình ảnh, bức chân dung đầu tiên về Lục Vân Tiên,đó là một chàng trai trọng nghĩa khí, sống chính nghĩa, căm ghét cái ác, cái bạo tàn gây hại cho nhân dân bất hạnh Mở đầu đoạn trích, tác ...

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nhận xét về đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm Lục Vân Tiên, trong đoạn trích này, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã đi xây dựng hình ảnh, bức chân dung đầu tiên về Lục Vân Tiên,đó là một chàng trai trọng nghĩa khí, sống chính nghĩa, căm ghét cái ác, cái bạo tàn gây hại cho nhân dân bất hạnh

Mở đầu đoạn trích, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã đi miêu tả trực tiếp hành động của Lục Vân Tiên, đó là một hành động chính nghĩa khi bắt gặp bọn cướp Phong Lai đang gây hại, cướp bóc của dân lành. Con người ngay thẳng, nghĩa khí như Lục Vân Tiên không chấp nhận được hành động ấy mà đã can thiệp, bênh vực cho người bị nạn cũng như để trừng trị những kẻ bạo tàn:

“Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”

Trên đường về nhà thăm mẹ, Vân Tiên đã bắt gặp cảnh lũ cướp bạo tàn đang cướp bóc của dân lành. Ngay lập tức, Vân Tiên đã bẻ cây bên đường làm gậy nhằm vào toán cướp để xông vào.Hành động giải cứu đầy nghĩa hiệp của Vân Tiên khiến cho lũ cướp hết sức bất ngờ. Vân Tiên còn nói lên chân lí, quan điểm sống của mình thông qua câu nói “Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Bởi với chàng thì con người chân chính là người có thể bảo vệ cho nhân dân chứ không phải gieo rắc đau khổ cho họ.

“Phong Lai mặt đỏ phừng phừng

Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây

Trước gây việc dữ tại mầy

Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”

Phong Lai là tên cầm đầu của toán cướp trước sự xuất hiện của Lục Vân Tiên đã vô cùng căm tức “Phong Lai mặt đỏ phừng phừng”, hắn ta đã lớn tiếc thách thức Vân Tiên “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây”, và cũng cảnh cáo đầy ngang ngược những hậu quả sau đó đều do Vân Tiên không biết mình biết ta mà tự chuốc họa vào thân. Nói rồi, Phong Lai đã truyền lệnh cho những tên đồng bọn của mình bao vây, tấn công Lục Vân Tiên. Hành động lấy đông hiếp yếu đã thể hiện con người hèn hạ, tiểu nhân của hắn.

“Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Lâu la bốn phía vỡ tan

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”

Nhưng trá với sự hung hăng, bạo tàn của tên cướp vân Tiên không hề nao núng,sợ hãi mà trực tiếp đối đầu với chúng, hành động ‘tả đột hữu xung” của chàng được tác giả Nguyễn Đình Chiểu so sánh với tướng Triệu Vân- một tướng lĩnh trẻ tài giỏi dưới chướng của Lưu Bị thời Tam Quốc. trước sức mạnh của Lục Vân Tiên, chẳng mấy chốc, đám người của Phong Lai bị đánh cho tan tác, sợ hãi tìm đường tháo chạy, còn Phong Lai thì phải chịu kết cục bi thảm hơn:

“Phong Lai trở chẳng kịp tay

Bị Tiên một gậy thác dày thân vong”

Sau khi dẹp hết bọn cướp tàn bạo,Lục Vân Tiên đã đến bên kiệu để hỏi thăm, động viên người bị nạn. Đây là hành động đầy chính nghĩa của chàng, làm việc tốt là làm đến nơi, không làm dang dở, bỏ mặc người bị nạn. Qua đó chàng đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên với người con gái đẹp tên Kiều Nguyệt Nga, cũng là người bị hại:

“Dẹp rồi lũ kiến chòm ong

Hỏi, ai than khóc ở trong xe này

Thưa rằng: Tôi thiệt người ngay

Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”

Qua cuộc đối thoại thể hiện được Vân tiên là một con người sống có đạo lí, tuân theo những chuẩn mực của đạo đức phong kiến, vì không muốn làm ảnh hưởng đến thanh danh của Kiều Nguyệt Nga mà chàng nhất quyết không chịu gặp mặt nàng, đồng thời Nguyệt Nga cũng thể hiện là con người có học, coi trọng ân nghĩa.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

LỤC VÂN TIÊN

LUC VAN TIEN

KIỀU NGUYỆT NGA

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

 

0