Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn
Đề bài: Bài làm – Tác phẩm Nhàn là một trong những bài thơ có giá trị văn chương rất lớn của Nguyễn Bình Khiêm và hơn hết, đây cũng là một tác phẩm có độ phổ biến trong lòng độc giả, quần chúng nhân dân rất lớn. Bài thơ mang phong vị của kẻ sĩ yêu ...
Đề bài:
Bài làm
– Tác phẩm Nhàn là một trong những bài thơ có giá trị văn chương rất lớn của Nguyễn Bình Khiêm và hơn hết, đây cũng là một tác phẩm có độ phổ biến trong lòng độc giả, quần chúng nhân dân rất lớn. Bài thơ mang phong vị của kẻ sĩ yêu thích sự tự do, tự tại và tâm trạng muốn quên hết đi nỗi sầu muộn của nhân thế, muốn hòa mình vào tự nhiên, không bon chen vòng danh lợi.
Được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, tự nhiên mà cô đọng, giàu ý vị, bài thơ Nhàn thể hiện được một cách sâu sắc cái thú và ý nghĩa triết lí trong lối sống nhàn dật mà tác giả Nguyễn Bình Khiêm đã lựa chọn. Đó là quan niệm sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi, sống tự do, nhản tản, thanh bìn theo một cách rất riêng biệt.
Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người trí sĩ ẩn cư nhàn dật. Nhân vật trữ tình này xuất hiện trong lời thơ với những chi tiết về cách sống, cách sinh hoạt và quan niệm sống, tự cuốc đất trồng cây, đào củ sen, câu cá. Lui về những điền viên, những nơi vắng vẻ, không thích nơi ồn dã. Từ chuyện sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm táp đều thoải mái, tự nhiên, coi phú quý tựa giấc mộng.
Có thể thấy vẻ đẹp giản dị, tự nhiên của bài thơ ở việc lựa chọn từ ngữ, giọng điệu. Ngôn ngữ giản dị, dân giã được sử dụng kết hợp với cách cấu tạo câu thơ như lời khẩu ngữ tự nhiên đã tạo ra nét nghệ thuật độc đáo cho bài thơ. Những lời thơ rất tự nhiên, không cầu kì, trau chuốt, rất giản dị nhưng linh hoạt mà mang nhiều ẩn ý về việc đời rất rõ ràng.
Nhàn là một chủ đề lớn, rất phổ biến trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhàn theo quan niệm của nhà thơ là sống thuận lợi theo lẽ tự nhiên, không màng danh lợi. Bài thơ này là lời tâm sự về cuộc sống và sở thích cá nhân. Nó cũng đồng thời thể hiện một quan niệm nhân sinh độc đáo của nhà thơ. Bài thơ mở đầu bằng những ngôn từ thật vô cùng giản dị:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Âm hưởng hai câu thơ đầu đã gợi ra ngay cái vẻ thung dung. Nhịp thơ 2/2/3 tạo cảm giác nhàn tản, kết hợp với các danh từ mai, cuốc, cần câu cho thấy cái chủ động, sẵn sàng của cụ Trạng đối với cuộc sống điền dã, và còn như là chút ngông ngạo trước thói đời. Đó là cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nó thuần hậu và thanh khiết biết bao. Câu thơ đưa ta trở về với cuộc sống chất phác nguyên sơ của cuộc sống thôn dã, dân dã, bình dị nhưng yên ổn. Cuộc sống tự cung tự cấp mà vẫn ung dung ngông ngạo trước thói đời. Hai câu đầu còn là cái tâm thế nhàn tản, thong dong. Đến hai câu luận nhà thơ lại tiếp tục nhấn thêm một chút tình điệu thôn quê nữa để người đọc cảm nhận thực sự được cái vui của “cuộc sống nhàn”:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Ở hai câu 5, 6, tác giả nói đến chuyện "ăn" và "tắm" một cách đầy thích thú. Theo vòng quay bốn mùa quanh năm, việc "ăn", "tắm" của "ta" thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên ; đạm bạc, thanh bần nhưng thú vị, thanh thản. Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa bào cũng thong dong, thảnh thơi. Cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, bình yên vô cùng.
Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thế, rất giản dị, rất tự nhiên mà vẫn thanh cao và thú vị vô cùng. Nếu chỉ đọc bốn câu thơ miêu tả về cuộc sống, chúng ta có thể nghĩ ngay đến hình ảnh một bậc danh nho đang muốn lánh đời. Thế nhưng trở về với hai câu thực, chúng ta sẽ hiểu hơn cái quan niệm “lánh đời” của nhà thơ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Hai câu thơ kết khép lại bằng một phong thái ung dung tự tại:
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Hai câu thơ mang hơi hướng của sự chắp bút vẽ nơi tiên cảnh. Thực thực mơ mơ, chút hư không, thanh thoát nơi trí nghĩ con người. Hai câu thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trước khi cáo quan về ở ẩn, ông đã rất nổi tiếng là một bậc thức giả uyên thâm, cũng đã từng vào ra chốn quan trường, đã tận hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi chỉ là phù du, do đó biết trân trọng cuộc sống yên bình, thanh cao rất nhiều. Ông thông minh bởi ông nhận ra được rằng không có gì quan trọng bằng sự thanh thản trong tâm hồn con người, công danh phú quý rồi cũng thành hư không, vô vị mà thôi. Tuy nhiên quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là trốn tránh sự vất vả để tận hưởng sự nhàn rỗi, cũng không phải là thái độ lánh đời, không quan tâm tới xã hội. Cần hiểu chữ "nhàn" mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói là thái độ không đua chen trong vòng danh lợi để giữ cốt cách thanh cao, nhàn là về với ruộng vườn để hòa hợp với thiên nhiên, vui thú cùng cây cỏ.
Qua bài thơ, tác giả Nguyễn Bình Khiêm đã bộc lộ thái độ xem thường phú quý, coi chốn quyền danh phú quý chỉ là giấc chiêm bao, không có thực, qua đó khẳng định thêm một lần nữa sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của riêng mình.
Minh