Cảm nhận 12 câu thơ cuối đoạn trích Trao duyên
Đề bài: Cảm nhận 12 câu thơ cuối đoạn trích Trao duyên Bài làm Cảm nhận 12 câu thơ cuối đoạn trích Trao duyên – Truyện Kiều là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du được viết dựa trên cốt truyện ...
Đề bài: Cảm nhận 12 câu thơ cuối đoạn trích Trao duyên
Bài làm
Cảm nhận 12 câu thơ cuối đoạn trích Trao duyên – Truyện Kiều là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du được viết dựa trên cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện, Truyện Kiều phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, một xã hội mục nát bất công, nhẫn tâm đẩy những con người lương thiện vào đường cùng. Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn từ Truyện Kiều nhưng Trao duyên là một trong những đoạn trích vô cùng đặc sắc thể hiện được chủ đề của tác phẩm. Sống trong thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, nhân vật chính Thúy Kiều bị ép phải bán mình để cứu cha và em trai, phải phụ tấm chân tình với Kim Trọng, trao lại duyên tình dang dở ấy cho Thúy Vân dù trong lòng có bao nỗi đau xót. Nỗi đau ấy được khắc họa rõ nét nhất qua mười hai câu cuối của đoạn trích:
“Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!"
Lời than của Kiều não nùng thê thiết như lời trăng trối. Kiều nói đến "hồn", đến "dạ đài", nói đến một ngày mai bi thảm từ cõi âm trở về. Thúy Kiều tưởng tượng nàng chỉ còn là bóng ma. Lời lẽ huyền hồ. Bóng ma nàng sẽ hiện lên trong hương trầm và âm nhạc. Hồn ma còn mang nặng lời thề với Kim Trọng, cho nên dẫu “thịt nát xương mòn” thì hồn nàng vẫn còn quanh quẩn với “ngọn cỏ lá cây”, với “hiu hiu gió…” Tình cảm của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng chân thành và sâu nặng vô cùng, tình cảm đó rung động làm lòng người, tuy nhiên số phận đã an bài, Kiều không thể kahngs cự. Tình yêu tan vỡ, Kiều xem như mình đã "chết", chết trong khổ đau, dằn vặt. Lời than của Kiều thấm đẫm nước mắt.
Đau đớn tột cùng trước sự đổ vỡ của tình yêu, nàng than khóc vì số phận nghiệt ngã đã đẩy nàng trở thành con người phụ tình, đó là điều nàng không hề muốn, nàng đã phải đau đớn vô ngần trước quyết định chọn bên hiếu hay bên tình:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”
Mỗi lời của nàng là một lời vận vào. Trước nỗi đau đớn xót xa này, nàng chỉ trách mình là “phận bạc”, là “hoa trôi”, những hình ảnh đó làm động lòng thương vô cùng, thấy thương cảm với Kiều vô cùng. Đối với Kim Trọng, nàng còn mặc cảm tội lỗi là chính nàng đã “phụ chàng”. Chính tâm lý mặc cảm tội lỗi ấy khiến nàng càng khổ đau:
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Trao duyên cho em để rồi ra đi mặc cho sỗ phận "nước chảy hoa trôi lỡ làng". Kiều ngỡ rằng trả được nghĩa chàng Kim sẽ bớt phần đau khổ. Trái lại, trao duyên cho em rồi, Kiều lại càng vô cùng đau khổ, bởi tình yêu của nàng nguyện chỉ trao cho Kim Trọng, tưởng rằng sẽ được trọn vẹn tình yếu ai ai cũng phải mến mộ khi chàng quân tử, nàng lá ngọc cành vàng, nhưng than ôi, giờ đã tan biến hết cả. Nỗi đau ấy là nỗi đau của nhân tình thế thái, đau đớn vô cùng. Cái xã hội đen bạc ấy đã nhẫn tâm không coi trọng những điều tốt đẹp, chuẩn mực
Nguyễn Du đã dụng công miêu tả tâm lý, sự vận động nội tâm nhân vật, qua đoạn Trao duyên, chúng ta cũng cảm nhận được Thúy Kiều là một cô gái giàu tình cảm, giàu đức hi sinh, có ý thức về tình yêu và cuộc sống. Thật đáng thương thay cho nàng, cho số phận một người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh. Tuy nhiên, Thúy Kiều vẫn là một trong những hình tượng biểu tượng cho chữ hiếu và chữ tình cao đẹp
Minh