04/06/2017, 23:18
Cảm nhận của em về bài Cổng trường mở ra của Lý Lan.
“Cổng trường mở ra" thuộc loại văn biểu cảm, tác giả viết theo dòng chảy cảm xúc của lòng mẹ đối với con thơ (lén 7 tuổi) qua độc thoại nội tâm của người mẹ hiền. Thời gian nghệ thuật là đêm trước ngày khai trường của đứa con vào học lớp Một. "Ngày mai con vào lớp Một", con đã lớn lên nhiều ...
“Cổng trường mở ra" thuộc loại văn biểu cảm, tác giả viết theo dòng chảy cảm xúc của lòng mẹ đối với con thơ (lén 7 tuổi) qua độc thoại nội tâm của người mẹ hiền. Thời gian nghệ thuật là đêm trước ngày khai trường của đứa con vào học lớp Một.
"Ngày mai con vào lớp Một", con đã lớn lên nhiều lắm. Mọi thứ đồ chơi như chiếc xe thiết giáp, những chú rô-bốt nhựa, đoàn quân thú,... trước đây con thường bày ra khắp nơi trong nhà, nhưng chiều nay, con đã giúp mẹ, “hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi” sau khi nghe mẹ nói: “Ngày mai con đi học, con là cậu học sinh cấp Một rồi”. Cậu con trai lên 7 đã “lớn lên” về mặt tâm hồn qua tiếng nói yêu thương và lời khích lệ của mẹ hiền. Đêm nay, tuy con “háo hức” như trước đây ‘‘vào đêm trước ngày đi chơi xa”, con cũng ý thức được "ngày mai thức dậy cho kịp giờ", nhưng rồi con đã nằm ngủ một cách ngon lành “dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo". Mẹ hiền âu yếm nhìn con thơ nằm ngủ với bao xúc động và tràn ngập thương yêu: “Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoáng chúm lợi như đang mút kẹo”. Có thể nói đó là những giây phút hạnh phúc nhất của người mẹ, hạnh phúc của tình mẫu tử.
Trong lúc con nằm ngủ ngon lành thì người mẹ lại “không ngủ được”. Suốt ngày mẹ “không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đến, sau khi buông mùng ém góc, đắp mền cho con nằm ngủ, rồi người mẹ “bỗng không biết làm gì nữa". Đó là cảm xúc nôn nao, hồi hộp, xao xuyến. Khi dã lên giường nằm, người mẹ vẫn “trằn trọc”. Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng. "Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học" vì ba năm về trước, hồi mới lên ba, con đã vào lớp mẫu giáo, giờ đây tuần lễ trước ngày khai giảng, “con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này”.
“Mẹ tin đứa con của mẹ... lớn rồi”. Sự chuẩn bị cho con trước ngày khai trường, mẹ đã “chuẩn bị chu đáo”. Chẳng có điều gì lo lắng nữa, nhưng mẹ “vẫn không ngủ được”. Mẹ xúc động nhớ lại bao kỷ niệm sâu sắc thời ấu thơ của mẹ. Tiếng đọc bài trầm bổng của mẹ, của các bạn nhỏ ngày xưa, đêm nay lại vang lên bên tai mẹ: “Hằng năm, cứ vào mùa thu cuối... Mẹ tôi âu yếm nắm lấy bàn tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”... Mẹ lại muốn “khắc sâu... ghi vào lòng con” về cái ngày: "Hôm nay tôi đi học". Với mẹ, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên ấy “rất sâu đậm”. Mẹ nhớ mãi “sự nôn nao, hồi hộp” khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường, “nỗi chơi vơi hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, mà bà ngoại đứng ngoài cánh cổng...
Lý Lan đã rất “sống” với kỷ niệm tuổi thơ về ngày khai trường đầu tiên khi vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu,... những cảm xúc mãnh liệt ấy, thiết tha ấy cứ "rạo rực", cứ “bâng khuâng”, cứ “xao xuyến” mãi trong lòng. Tâm trạng đẹp ấy về tình mẫu - tử được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía.
Phần tiếp theo, Lý Lan lại chuyển qua một nét suy tư của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật “là ngày lễ của toàn xã hội". Người lớn nghỉ việc để đưa con đến trường, các quan chức vào buổi sáng đều chia nhau đi dự lễ khai giảng ở khắp các trường lớn nhỏ; đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Ở Nhật, giáo dục là quan trọng hàng đầu, các quan chức Nhà nước bằng hành động muốn cam kết rằng “không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”. Chính sách về giáo dục được Nhà nước “điều chỉnh kịp thời”, vì ai cũng cảm thấy sâu sắc rằng “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”. Ở đây, sự suy nghĩ miên man của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật... đã thể hiện ước mơ của người mẹ muốn đứa con yêu của mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, các trị em được chăm sóc giáo dục với tất cả tình thương của xã hội và đất nước.
Phần cuối, Lý Lan nói đến tâm trạng và ý nghĩ về ngày mai của mẹ. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường. Mẹ cầm tay con và dắt qua cánh cổng, rồi buông tay ra... Cử chỉ ấy vừa yêu thương, chăm sóc, vừa tin cậy, tin tưởng.
“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đây là câu văn hay nhất trong bài “Cổng trường mở ra”. Mẹ tin tưởng và khích lệ con “can đảm lên” đi lên phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy, “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách đi học, đến với mái trường thân yêu. Lớp học mới, trường mới, bạn bè mới, thầy giáo mới, cô giáo mới. Tuổi thơ được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày "lớn tên", mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, bước dần vào đời. Trường học là thế giới kì diệu tuổi thơ. Mọi nhân tài xưa nay, hầu hết được vun trồng trong thế giới kỳ diệu đó.
Con vào lớp Một, với mẹ, đứa con khác nào một người chiến sĩ can đảm lên đường ra trận. Tình thương con gắn liền với niềm hi vọng bao la của mẹ hiền với đứa con thơ. Vì thế, chúng ta phải phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi...
Tóm lại, bài “cổng trường mở ra” đã chỉ rõ ngày khai trường vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ, trong tâm hồn mỗi con người. Qua việc diễn tả biến thái tâm trạng “không ngủ được”, Lý Lan đã thể hiện một cách xúc động tình mẹ thương con, niềm hy vọng về tương lai học hành tốt đẹp của con.
Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và Tổ quốc, vì thế chúng ta phải ý thức một cách sâu sắc rằng: ‘"Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Thế giới kì diệu ấy là cả một chân trời văn hóa, khoa học bao la...
Trong lúc con nằm ngủ ngon lành thì người mẹ lại “không ngủ được”. Suốt ngày mẹ “không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đến, sau khi buông mùng ém góc, đắp mền cho con nằm ngủ, rồi người mẹ “bỗng không biết làm gì nữa". Đó là cảm xúc nôn nao, hồi hộp, xao xuyến. Khi dã lên giường nằm, người mẹ vẫn “trằn trọc”. Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng. "Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học" vì ba năm về trước, hồi mới lên ba, con đã vào lớp mẫu giáo, giờ đây tuần lễ trước ngày khai giảng, “con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này”.
“Mẹ tin đứa con của mẹ... lớn rồi”. Sự chuẩn bị cho con trước ngày khai trường, mẹ đã “chuẩn bị chu đáo”. Chẳng có điều gì lo lắng nữa, nhưng mẹ “vẫn không ngủ được”. Mẹ xúc động nhớ lại bao kỷ niệm sâu sắc thời ấu thơ của mẹ. Tiếng đọc bài trầm bổng của mẹ, của các bạn nhỏ ngày xưa, đêm nay lại vang lên bên tai mẹ: “Hằng năm, cứ vào mùa thu cuối... Mẹ tôi âu yếm nắm lấy bàn tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”... Mẹ lại muốn “khắc sâu... ghi vào lòng con” về cái ngày: "Hôm nay tôi đi học". Với mẹ, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên ấy “rất sâu đậm”. Mẹ nhớ mãi “sự nôn nao, hồi hộp” khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường, “nỗi chơi vơi hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, mà bà ngoại đứng ngoài cánh cổng...
Lý Lan đã rất “sống” với kỷ niệm tuổi thơ về ngày khai trường đầu tiên khi vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu,... những cảm xúc mãnh liệt ấy, thiết tha ấy cứ "rạo rực", cứ “bâng khuâng”, cứ “xao xuyến” mãi trong lòng. Tâm trạng đẹp ấy về tình mẫu - tử được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía.
Phần tiếp theo, Lý Lan lại chuyển qua một nét suy tư của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật “là ngày lễ của toàn xã hội". Người lớn nghỉ việc để đưa con đến trường, các quan chức vào buổi sáng đều chia nhau đi dự lễ khai giảng ở khắp các trường lớn nhỏ; đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Ở Nhật, giáo dục là quan trọng hàng đầu, các quan chức Nhà nước bằng hành động muốn cam kết rằng “không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”. Chính sách về giáo dục được Nhà nước “điều chỉnh kịp thời”, vì ai cũng cảm thấy sâu sắc rằng “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”. Ở đây, sự suy nghĩ miên man của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật... đã thể hiện ước mơ của người mẹ muốn đứa con yêu của mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, các trị em được chăm sóc giáo dục với tất cả tình thương của xã hội và đất nước.
“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đây là câu văn hay nhất trong bài “Cổng trường mở ra”. Mẹ tin tưởng và khích lệ con “can đảm lên” đi lên phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy, “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách đi học, đến với mái trường thân yêu. Lớp học mới, trường mới, bạn bè mới, thầy giáo mới, cô giáo mới. Tuổi thơ được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày "lớn tên", mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, bước dần vào đời. Trường học là thế giới kì diệu tuổi thơ. Mọi nhân tài xưa nay, hầu hết được vun trồng trong thế giới kỳ diệu đó.
Con vào lớp Một, với mẹ, đứa con khác nào một người chiến sĩ can đảm lên đường ra trận. Tình thương con gắn liền với niềm hi vọng bao la của mẹ hiền với đứa con thơ. Vì thế, chúng ta phải phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi...
Tóm lại, bài “cổng trường mở ra” đã chỉ rõ ngày khai trường vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ, trong tâm hồn mỗi con người. Qua việc diễn tả biến thái tâm trạng “không ngủ được”, Lý Lan đã thể hiện một cách xúc động tình mẹ thương con, niềm hy vọng về tương lai học hành tốt đẹp của con.
Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và Tổ quốc, vì thế chúng ta phải ý thức một cách sâu sắc rằng: ‘"Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Thế giới kì diệu ấy là cả một chân trời văn hóa, khoa học bao la...