04/06/2017, 23:17
Cảm nghĩ về nhân vật bé thu trong chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Một cô bé Thu ương bướng, ngang ngạnh. Một cô giao liên thông minh gan dạ. Đó là tất cả những gì tôi yêu mến, khâm phục ở Thu. Những phẩm chất đó đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết rất hay, rất cảm động trong truyện ngắn Chiếc lược ngà. Câu chuyện mà mỗi lần đọc lên trong tôi lại trào dâng ...
Một cô bé Thu ương bướng, ngang ngạnh. Một cô giao liên thông minh gan dạ. Đó là tất cả những gì tôi yêu mến, khâm phục ở Thu. Những phẩm chất đó đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết rất hay, rất cảm động trong truyện ngắn Chiếc lược ngà. Câu chuyện mà mỗi lần đọc lên trong tôi lại trào dâng những cảm xúc mãnh liệt nhất.
Từ nhỏ Thu đã không được ba nựng nịu, không được ba ôm ấp chiều chuộng nhưng trong trái tim ngây thơ của Thu vẫn in đậm hình bóng người ba thân yêu qua những lần xem hình ba chụp. Ba - đó là cả một chuỗi dài nhớ nhung không bao giờ nguôi trong Thu. Vậy mà cô bé lại không chịu nhận ba trong lần ba về phép. Những ngày ở nhà mặc cho ông Sáu vỗ về, Thu vẫn lạnh nhạt coi ông Sáu chẳng bằng người dưng, tình huống gay cấn khiến tôi đọc lên cứ hồi hộp, tâm trạng tôi cũng như bác Ba tin rằng Thu sẽ phải chịu thua, phải gọi ông Sáu bằng "Ba", nhưng không, cái tính bướng bỉnh, gan lì của Thu càng về cuối truyện càng lộ rõ.
Em kiên quyết không chịu nhận ba. Em đã hành động không phải với ông Sáu: hất cái trứng ông gắp cho tung tóe cả mâm, Ba đã đánh Thu, tuy vậy em không khóc, lẳng lặng bỏ sang nhà ngoại. Em đang dỗi đấy, bằng chứng là em cố tình khua dây lòi tói rổn rảng. Đủ thấy em ương ngạnh biết bao. Tôi vẫn tự hỏi: Tại sao Thu cố chấp vậy, không tin rằng đó là ba mình khi mà cả bác Ba, cả mẹ - những người mà Thu tin tưởng nhất đều khẳng định đó là ba Thu. Những thắc mắc ấy đã dẫn tôi đọc tiếp câu chuyện. Khi được ngoại giải thích vết thẹo của ba, Thu lăn lộn, thở dài trên giường như người lớn. Chắc Thu phải suy nghĩ mông lung lắm, ân hận lắm. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ rằng: Thu không nhận ba chỉ vì một vết thẹo. Lí do thật trẻ con quá phải không các bạn? Tôi không hề trách Thu bởi tôi hiểu Thu ương bướng, không chịu nhận ba cũng chỉ vì Thu rất yêu ba, Thu không nghĩ đó là ba mình. Em chỉ muốn dành tình cảm cho người ba thân yêu mà hình ảnh vẫn khác sâu trong trái tim nhỏ bé của mình. Đó chính là đỉnh cao của tình yêu thương. Tình cảm của Thu dành cho ba sâu sắc quá, cảm động quá các bạn nhỉ? Khi chợt nhận ra thì đã muộn, ông Sáu lại phải chia tay mọi người vào chiến trường.
Thật bất ngờ, lúc đó tình cha con như trỗi dậy, tiếng "ba" thân thương mà tận giờ phút ấy Thu mới thốt ra được. Tiếng "ba" như xé đi sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người. Thu như sự không giữ được ba, bấu chặt lấy ba mà hôn lên má, hôn lên cả vết thẹo đã từng làm Thu sợ. Đọc đến đây tôi xúc động đến nghẹn ngào. Tình cảm đó như ngọn lửa đang bùng cháy trong tâm hồn Thu, lúc này em yêu ba hơn bao giờ hết. Bây giờ bé Thu mới ngoan ngoãn làm sao, khác với bé Thu trước đây quá! Một lần nữa Thu lại phai xa ba. Thấm thoắt Thu đã lớn, rồi bất ngờ có tin báo ba đã mất. Đau khổ đến tột cùng, em xin má đi giao liên. Thu muốn trả thù cho ba. Tình cảm của Thu vói ba thật ấm nồng thiêng liêng quá. Trong thời kháng chiến chống Mĩ Tố Hữu có viết:
Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu
Lớp cha trước, lớp con sau
Đủ thành đồng chí chung câu quân hành
Những vần thơ ca ngợi lớp trẻ thật hào hùng! Nay tôi lại gặp cái hào hùng anh dũng ấy ở chính cô giao liên - bé Thu ngày xưa. Nguyễn Quang Sáng viết: Cô có cái mũi thính để có thể ngửi thấy đâu là thằng Tây, đâu là ngụy. Có thật thế không nhỉ? Hay là ông khâm phục cái tài cái trí của cô rồi nói và viết vậy? Còn tôi, tôi không chỉ yêu quý khâm phục cô vì cái tài trí mà còn khâm phục cô vì lòng gan dạ, yêu Tổ Quốc. Khi bác Ba gặp và trao cho cô cái lược ngà mà người ba đã khuất của mình để lại, đôi mắt Thu tròn to hơn, xúc động hơn, ngực phập phồng. Tôi hiểu Thu đang xúc động lắm, sung sướng lắm, giọt lệ vỡ ra tràn đầy mi mắt. Thu khóc, Thu đã khóc bởi quá bất ngờ. Biết bác Ba nói dối nhưng tôi tin rằng Thu không trách bác và coi bác như một người ba thứ hai của mình, người ba đã mang lại cho cô niềm vui mà cô đã tìm kiếm mười năm trời.
Càng đọc tác phẩm, tôi càng thấy đáng yêu làm sao một bé Thu hồn nhiên bướng bỉnh, một cô giao liên dũng cảm, thông minh. Và cảm động thay tình cha con ấm nồng sâu nặng của hai thế hệ cùng đi trên một con đường cách mạng.
Em kiên quyết không chịu nhận ba. Em đã hành động không phải với ông Sáu: hất cái trứng ông gắp cho tung tóe cả mâm, Ba đã đánh Thu, tuy vậy em không khóc, lẳng lặng bỏ sang nhà ngoại. Em đang dỗi đấy, bằng chứng là em cố tình khua dây lòi tói rổn rảng. Đủ thấy em ương ngạnh biết bao. Tôi vẫn tự hỏi: Tại sao Thu cố chấp vậy, không tin rằng đó là ba mình khi mà cả bác Ba, cả mẹ - những người mà Thu tin tưởng nhất đều khẳng định đó là ba Thu. Những thắc mắc ấy đã dẫn tôi đọc tiếp câu chuyện. Khi được ngoại giải thích vết thẹo của ba, Thu lăn lộn, thở dài trên giường như người lớn. Chắc Thu phải suy nghĩ mông lung lắm, ân hận lắm. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ rằng: Thu không nhận ba chỉ vì một vết thẹo. Lí do thật trẻ con quá phải không các bạn? Tôi không hề trách Thu bởi tôi hiểu Thu ương bướng, không chịu nhận ba cũng chỉ vì Thu rất yêu ba, Thu không nghĩ đó là ba mình. Em chỉ muốn dành tình cảm cho người ba thân yêu mà hình ảnh vẫn khác sâu trong trái tim nhỏ bé của mình. Đó chính là đỉnh cao của tình yêu thương. Tình cảm của Thu dành cho ba sâu sắc quá, cảm động quá các bạn nhỉ? Khi chợt nhận ra thì đã muộn, ông Sáu lại phải chia tay mọi người vào chiến trường.
Thật bất ngờ, lúc đó tình cha con như trỗi dậy, tiếng "ba" thân thương mà tận giờ phút ấy Thu mới thốt ra được. Tiếng "ba" như xé đi sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người. Thu như sự không giữ được ba, bấu chặt lấy ba mà hôn lên má, hôn lên cả vết thẹo đã từng làm Thu sợ. Đọc đến đây tôi xúc động đến nghẹn ngào. Tình cảm đó như ngọn lửa đang bùng cháy trong tâm hồn Thu, lúc này em yêu ba hơn bao giờ hết. Bây giờ bé Thu mới ngoan ngoãn làm sao, khác với bé Thu trước đây quá! Một lần nữa Thu lại phai xa ba. Thấm thoắt Thu đã lớn, rồi bất ngờ có tin báo ba đã mất. Đau khổ đến tột cùng, em xin má đi giao liên. Thu muốn trả thù cho ba. Tình cảm của Thu vói ba thật ấm nồng thiêng liêng quá. Trong thời kháng chiến chống Mĩ Tố Hữu có viết:
Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu
Lớp cha trước, lớp con sau
Đủ thành đồng chí chung câu quân hành
Những vần thơ ca ngợi lớp trẻ thật hào hùng! Nay tôi lại gặp cái hào hùng anh dũng ấy ở chính cô giao liên - bé Thu ngày xưa. Nguyễn Quang Sáng viết: Cô có cái mũi thính để có thể ngửi thấy đâu là thằng Tây, đâu là ngụy. Có thật thế không nhỉ? Hay là ông khâm phục cái tài cái trí của cô rồi nói và viết vậy? Còn tôi, tôi không chỉ yêu quý khâm phục cô vì cái tài trí mà còn khâm phục cô vì lòng gan dạ, yêu Tổ Quốc. Khi bác Ba gặp và trao cho cô cái lược ngà mà người ba đã khuất của mình để lại, đôi mắt Thu tròn to hơn, xúc động hơn, ngực phập phồng. Tôi hiểu Thu đang xúc động lắm, sung sướng lắm, giọt lệ vỡ ra tràn đầy mi mắt. Thu khóc, Thu đã khóc bởi quá bất ngờ. Biết bác Ba nói dối nhưng tôi tin rằng Thu không trách bác và coi bác như một người ba thứ hai của mình, người ba đã mang lại cho cô niềm vui mà cô đã tìm kiếm mười năm trời.
Càng đọc tác phẩm, tôi càng thấy đáng yêu làm sao một bé Thu hồn nhiên bướng bỉnh, một cô giao liên dũng cảm, thông minh. Và cảm động thay tình cha con ấm nồng sâu nặng của hai thế hệ cùng đi trên một con đường cách mạng.