04/06/2017, 23:17
Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.
Thiên nhiên là người bạn tốt, là môi trường tốt giúp cho cuộc sống của con người hài hoà và phát triển tốt đẹp. Được sống giữa thiên nhiên tươi đẹp là nguồn hạnh phúc của con người. Từ xưa đến nay đã có biết bao văn nhân, thi sĩ nói lên niềm vui sống giữa thiên nhiên qua các tác phẩm ca mình. Nếu ...
Thiên nhiên là người bạn tốt, là môi trường tốt giúp cho cuộc sống của con người hài hoà và phát triển tốt đẹp. Được sống giữa thiên nhiên tươi đẹp là nguồn hạnh phúc của con người.
Từ xưa đến nay đã có biết bao văn nhân, thi sĩ nói lên niềm vui sống giữa thiên nhiên qua các tác phẩm ca mình. Nếu Nguyễn Trãi xưa đã từng đắm mình trong cảnh Côn Sơn đẹp, từng thả hồn trong tiếng suối, trong bóng trúc râm của cảnh thiên nhiên kì thú, thơ mộng; thì Hồ Chí Minh nay chưa ngủ được cũng vì cảnh khuya như vẽ với tiếng suối trong như "tiếng hát xa" và bóng trăng lồng vào cây, hoa lung linh huyền ảo, và khi bàn xong việc quân thì người nghệ sĩ ấy lại đắm mình trong ánh trăng bát ngát đầy thuyền. Còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà tưởng như dòng thác treo giữa trời, như sông Ngân rơi tự chín tầng mây xuống.
Mỗi người đến với thiên nhiên theo cái cách riêng và thưởng thức thiên nhiên bằng tâm hồn của mình. Nguyễn Trãi gần như giao hoà tuyệt đối với cảnh trí Côn Sơn bằng tâm hồn nghệ sĩ; Hồ Chí Minh lại đắm say trong cảnh rừng khuya trăng sáng và đêm rằm tháng giêng trăng lồng lộng đầy trời với hồn thơ lai láng dâng trào; còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà thấy được cái nét vừa hùng vĩ vừa thư mộng thì đó là cốt cách của một tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước. Cả ba thi nhân đều đem đến cho ta những bức tranh thơ dạt dào niềm vui sống giữa thiên nhiên.
Nhưng cũng từ các bức tranh thơ đó, ta có thể rút ra cái ý nghĩa đích thực và cao đẹp của niềm vui sống giữa thiên nhiên. Có phải Nguyễn Trãi giao hoà với thiên nhiên để quên cuộc đời không, và "ta ngân thơ nhàn" ở đây có phải là tiếng nói của một ẩn sĩ lánh đời, thoát tục? Có phải Hồ Chí Minh chỉ có đắm say trong cảnh trăng đẹp của rừng khuya và rằm tháng giêng giữa cuộc kháng chiến còn gian khổ lúc bấy giờ? Và đằng sau bức tranh thác núi Lư hùng vĩ, còn có nét đẹp gì của tâm hồn thơ Lý Bạch? Rõ ràng do hoàn cành bức bách mà Nguyễn Trãi phải lánh về Côn Sơn để vui sống giữa thiên nhiên chứ con người ấy có bao giờ là ẩn sĩ như chính ông đã nói:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Ở nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, niềm vui sống giữa thiên nhiên bao giờ cũng hài hoà thống nhất với nhiệm vụ cách mạng, với trách nhiệm cao cả vì nước vì dân của mình. Vì vậy, chưa ngủ vì cảnh khuya như vẽ, nhưng chưa ngủ còn vì lo nỗi nước nhà và đây mới là nét cao đẹp nhất của lãnh tụ. Và trong đêm Nguyên tiêu trăng sáng đầy trời, người chiến sĩ cách mạng ấy cũng chỉ thả hồn theo ánh trăng bát ngát đầy thuyền khi đã bàn bạc xong việc quân. Còn ở vị tiên thi kiếm khách Lý Bạch thì thác núi Lư đâu chỉ có nét phóng khoáng mạnh mẽ của một tâm hồn lãng tử tài hoa mà đằng sau đó là một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của một thi nhân đã sớm phải xa nhà từ lức thiếu thời. Tất cả, phải chăng đã cho ta thấy: niềm vui sống giữa thiên nhiên là điều cần phải có của con người, nhưng không phải chỉ đơn thuần là hưởng thụ mà chính là để cho cuộc sống được hài hoà tốt đẹp hơn.
Mỗi người đến với thiên nhiên theo cái cách riêng và thưởng thức thiên nhiên bằng tâm hồn của mình. Nguyễn Trãi gần như giao hoà tuyệt đối với cảnh trí Côn Sơn bằng tâm hồn nghệ sĩ; Hồ Chí Minh lại đắm say trong cảnh rừng khuya trăng sáng và đêm rằm tháng giêng trăng lồng lộng đầy trời với hồn thơ lai láng dâng trào; còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà thấy được cái nét vừa hùng vĩ vừa thư mộng thì đó là cốt cách của một tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước. Cả ba thi nhân đều đem đến cho ta những bức tranh thơ dạt dào niềm vui sống giữa thiên nhiên.
Nhưng cũng từ các bức tranh thơ đó, ta có thể rút ra cái ý nghĩa đích thực và cao đẹp của niềm vui sống giữa thiên nhiên. Có phải Nguyễn Trãi giao hoà với thiên nhiên để quên cuộc đời không, và "ta ngân thơ nhàn" ở đây có phải là tiếng nói của một ẩn sĩ lánh đời, thoát tục? Có phải Hồ Chí Minh chỉ có đắm say trong cảnh trăng đẹp của rừng khuya và rằm tháng giêng giữa cuộc kháng chiến còn gian khổ lúc bấy giờ? Và đằng sau bức tranh thác núi Lư hùng vĩ, còn có nét đẹp gì của tâm hồn thơ Lý Bạch? Rõ ràng do hoàn cành bức bách mà Nguyễn Trãi phải lánh về Côn Sơn để vui sống giữa thiên nhiên chứ con người ấy có bao giờ là ẩn sĩ như chính ông đã nói:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Ở nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, niềm vui sống giữa thiên nhiên bao giờ cũng hài hoà thống nhất với nhiệm vụ cách mạng, với trách nhiệm cao cả vì nước vì dân của mình. Vì vậy, chưa ngủ vì cảnh khuya như vẽ, nhưng chưa ngủ còn vì lo nỗi nước nhà và đây mới là nét cao đẹp nhất của lãnh tụ. Và trong đêm Nguyên tiêu trăng sáng đầy trời, người chiến sĩ cách mạng ấy cũng chỉ thả hồn theo ánh trăng bát ngát đầy thuyền khi đã bàn bạc xong việc quân. Còn ở vị tiên thi kiếm khách Lý Bạch thì thác núi Lư đâu chỉ có nét phóng khoáng mạnh mẽ của một tâm hồn lãng tử tài hoa mà đằng sau đó là một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của một thi nhân đã sớm phải xa nhà từ lức thiếu thời. Tất cả, phải chăng đã cho ta thấy: niềm vui sống giữa thiên nhiên là điều cần phải có của con người, nhưng không phải chỉ đơn thuần là hưởng thụ mà chính là để cho cuộc sống được hài hoà tốt đẹp hơn.