06/02/2018, 10:28

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tĩnh dạ tứ)

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, ông sớm rời xa quê hương nên chủ đề nhớ quê hương thường gặp trong thơ ông. 2. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thìa tình quê của một người yêu quê ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, ông sớm rời xa quê hương nên chủ đề nhớ quê hương thường gặp trong thơ ông.

2. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thìa tình quê của một người yêu quê nhưng phải sống xa quê trong một đêm trăng thanh tĩnh.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Trong một bài thơ mà tách bạch hai câu toàn tả cảnh, hai câu sau toàn tả tình thì không thật đúng. Bởi vì cảnh được tả thì cảnh đã qua tâm trạng, qua cái nhìn của nhà thơ, đã nhuộm màu tâm trạng rồi. Đầu giường ánh trăng rọi – Ngỡ mặt đất phủ sương– đó là cảnh, nhưng cũng là tâm trạng, là tình cảm của nhà thơ. Hai câu sau tả tình song cũng không chỉ có tình. Có chuyện ngẩng đầu ngắm trăng, chuyện cúi đầu nhớ quê.

Như vậy, tình và cảnh trong bài thơ gắn bó. Trong khi tả cảnh có ngụ tình, khi tả tình vẫn tả cảnh, trong động tác ngẩng đầu ngắm trăng, cúi đầu nhớ quê.

2. a) Các chữ tương ứng của hai câu 3 và 4 đều cùng từ loại và đối nhau về ý nghĩa: động từ: cử— đê (ngẩng — cúi); danh từ: đầu — đầu; động từ với động từ vọng – tư (nhìn – nhớ); danh từ với danh từ: minh nguyệt – cố hương (trăng sáng – quê cũ). Như vậy phép đối là sự đòi hỏi các từ ngữ, hình ảnh của hai câu cùng một từ loại nhưng trái ngược hay đối lập về ý nghĩa.

b) Phép đối làm cho người đọc thấy sự hoạt động của nhân vật trữ tình: hướng ngoại, nhìn lên cao (ngẩng đầu), hướng nội, nhìn vào trong lòng (cúi đầu). Chỉ hai động tác mà chuyên từ ngắm trăng sang nhớ quê, một sự diễn biến tâm lí mau lẹ nhưng hợp lí. Nhìn trăng nhớ quê là một cách nói khá phổ biến, quen thuộc, nhưng nhờ phép đối mà câu thơ trở nên sinh động, mới mẻ.

3. Các từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và (nhớ) trong các câu thơ đã có tác dụng liên kết, làm cho mạch cảm xúc thông nhất, liền mạch. Do thấy ánh trăng đột ngột trước giường nên ngỡ ngàng (nghi) tưởng là sương. Vì vậy nên muốn kiểm tra lại, dẫn đến việc ngẩng đầu (cử). Khi nhìn trăng sáng, nhà thơ lại thấy trào lên tình cảm nên cúi đầu (đê đầu), và lúc này nỗi nhớ quê hương xâm chiếm toàn bộ cảm xúc (tư cố hương). Sư phát triển của mạch cảm xúc được đánh dấu bởi các động từ và chúng có mối liên kết chặt chẽ.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Hai câu thơ dịch nhìn chung là đã nói được tư tưởng và tình cảm của bài thơ. Tuy nhiên chất thơ đã bị rơi rụng đi nhiều. Trăng sáng, nhưng đây là chợt phát hiện ra trăng sáng trước giường, chứ không phải là chủ động ngắm trăng. Bàn dịch đã bỏ mất chi tiết: ngỡ mặt đất phủ sương rất huyền ảo, thơ mộng. Bản dịch cũng đánh mất hai chữ ngẩng đầu và cúi đầu rất đặc biệt thể hiện sự biến đổi tâm lí từ hướng ngoại tới hướng nội. Hai chữ cố hương mà dịch thành quê nhả cũng mất sắc thái biểu cảm. Cố hương là quê cũ, làng cũ. Người xa quê lâu mới gọi quê là cố hương. Và viết rõ Lí Bạch ngắm cảnh cũng là một cách làm lộ chủ thể, làm cho chất thơ bị giảm. Qua thơ mà hiểu tâm tư, tình cảm nhà thơ, chứ không phải nhà thơ tự bộc lộ.

Mai Thu

0