Bài 11 – Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Bài 11 – Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Hướng dẫn I. ĐỌC – HIỂU BÀI VĂN Đọc kĩ truyện và phần Chú thích. 1. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng? Những người này so bì với lão Miệng vì họ nghĩ rằng họ phải làm việc vất vả quanh năm còn lão Miệng thì chẳng ...
Bài 11 – Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Hướng dẫn
I. ĐỌC – HIỂU BÀI VĂN
Đọc kĩ truyện và phần Chú thích.
1. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Những người này so bì với lão Miệng vì họ nghĩ rằng họ phải làm việc vất vả quanh năm còn lão Miệng thì chẳng phải đụng tay vào việc gì cả, chỉ có ngồi mà ăn.
2. Truyện mượn các bộ phận cơ thể con người và dùng phép nhân hóa để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, trong cộng đồng đó.
Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy điều này: Mỗi người không thể tách rời tập thể, tách rời cộng đồng mà phải biết hòa vào tập thể, vào cộng đồng mà sống. Xã hội luôn có sự phân công, mỗi người làm một việc, một nghề. Mọi người cùng giúp đỡ lẫn nhau. Nếu tách biệt, xa rời nhau, không nương tựa vào nhau thì mỗi cá nhân khó mà sống nổi.
Chú ý:
Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
II. LUYỆN TẬP
– Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
– Những truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Mai Thu