Cách nuôi vịt mái đẻ
Cách nuôi vịt mái ở thời kỳ dựng vịt. Cuối thời kỳ dập vịt, sau khi nhổ lông khoảng 30-35 ngày thì đàn vịt mọc đầy đủ lông mới ưở lại, lúc đó chúng có bộ lông mượt đều, mỏ và chân đỏ, mỡ màng; chúng ham ăn và chịu tìm mồi hơn; vịt đực đạp mái nhiều, còn vịt mái theo sát vịt đực và chuẩn bị sắp ...
Cách nuôi vịt mái ở thời kỳ dựng vịt.
Cuối thời kỳ dập vịt, sau khi nhổ lông khoảng 30-35 ngày thì đàn vịt mọc đầy đủ lông mới ưở lại, lúc đó chúng có bộ lông mượt đều, mỏ và chân đỏ, mỡ màng; chúng ham ăn và chịu tìm mồi hơn; vịt đực đạp mái nhiều, còn vịt mái theo sát vịt đực và chuẩn bị sắp đẻ. Ở thời kỳ này cần cho vịt ăn tăng thêm cho đủ khẩu phần, đưa chúng đi chăn thả ở đồng bãi để kiếm mồi và kết hợp cho ăn thêm cua, ốc, don, dắt, cá vụn thóc mọc mầm để thúc cho chúng chóng đẻ. Chú ý cho vịt ăn tăng dần, tránh tăng đột ngột, hoặc chuyển thức ăn đột” ngột có hại cho chúng.
Muốn có đủ số lượng và chất lượng đàn vịt con để nhân giống hoặc nuôi vịt cần phải nuôi dưỡng đàn vịt mái tốt. Khi vịt bắt đầu đến tuổi đẻ hoặc sau mỗi vụ nghỉ đẻ và đẻ trở lại cần phải tác động đúng qui trình kỹ thuật về nuôi dưỡng chăm sóc để đàn vịt có tỷ lệ đẻ cao, chất lượng trứng tốt.
Ở miền Nam các vụ vịt thường đẻ phụ thuộc vào mùa vụ trồng lúa và làm đất của mỗi vùng, do đó việc tận đụng thức ăn thiên nhiên là chủ yếu, để sản xuất ra thịt, trứng. Tuy nhiên nói chung miền Nam một năm thường có hai vụ vịt đẻ chính : từ tháng 3 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 12. Ở nhiều nơi thuộc vùng ven sông, ven bãi, đàn vịt còn đẻ rải rác vào các tháng khác nhưng ỏ thời gian đó số trứng đẻ ít và chất lượng trứng thường kém (trừ những vùng ven bãi có nhiều thức ăn protit như tôm, cua, ốc, sò, hến…)
Sau thời kỳ dập vịt khi đàn vịt đã đẻ 20-30% thì cần cho chúng ăn no đủ, nhất là thức ăn tinh (mồi động vật) để vịt đẻ rộ trở lại (tỷ lệ đẻ cao). Nếu chưa có đồng bãi chăn thì mỗi ngày cần cho một vịt mái đẻ ăn 150g/ngày thức ăn tinh (có thể là thóc, ngô hoặc thức ăn hỗn hợp…). Ngoài ra nên cho vịt đẻ ăn thêm bí đỏ, rau non xanh, bèo…
Cơ cấu đàn vịt đẻ : Tùy theo điều kiện đồng ruộng, bãi chăn cần bố trí cơ cấu đàn vịt cho thích hợp. Nếu là đồng chăn hẹp khó kiếm mồi, nhất là khi đồng mới cây thì nên chia đàn nhỏ khoảng trên dưới 300 con là vừa. Nếu là đồng bãi chăn rộng có nhiều thức ăn thì có thể bố trí đàn lớn hơn nhưng mỗi đàn không quá 2000 con. Nếu số lượng vịt nuôi khá nhiều ta có thể chia chúng làm nhiều đàn để dễ quản lý và chăm sóc.
Phương thức chăn nuôi vịt đẻ
Ở miền Nam nước ta thường có hai phương thức chăn nuôi vịt đẻ.
Vịt đẻ nuôi tại chuồng : Phương thức này thường áp dụng khi nuôi vịt xiêm (ngan) hoặc vịt ta (vịt bầu) với cơ cấu đàn nhỏ. Vì chủ yếu nuôi vịt tại chuồng ta phải cung cấp thức ăn cho chúng gần như hoàn toàn cho nên phương thức này không kinh tế. Mỗi ngày cho – vịt ăn 3 bữa : buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều. Sau khi cho ăn thì thả vịt ra ngoài để tự kiếm ăn một phần. Ngoài thức ăn tinh như thóc, mì hạt, cám ngô và rau, còn phải bổ sung vôi bột, vỏ sò, hến giã nhỏ với tỷ lệ 20% so với thức ăn tinh.
Vịt đẻ nuôi lưu động : Phương thức chăn nuôi này có hiệu quả kinh tế cao hơn vì đàn vịt mái để tận dụng được thức ăn thiên nhiên, thức ăn rơi vãi trên đồng mộng để sản xuất ra trứng, phương thức này áp dụng từng thời điểm, tùy đồng chăn nhiều thức ăn hay ít cần bổ sung thêm thức ăn cho vịt. Nếu là đồng ruộng vừa gặt, vịt có khả năng ăn no đủ thì không cần phải cho ăn thêm, nhưng nếu ban ngày đi chăn về thấy vịt chưa đủ no thì phải cho chúng ăn thêm thóc hoặc cám. Nếu thấy đồng chăn ít mồi (thức ăn động vật) thì còn phải cho vịt ăn thêm cua, ốc, tôm, tép…
Khi đi chăn vịt lưu động cần phải tìm nơi nhốt vịt thích hợp, chọn nơi cao ráo, gò đất, bãi cỏ. Chỉ cần cắm 4 cọc và dùng quây xung quanh để nhốt vịt, nếu trời không mưa không có gió lạnh thì không cần phải che phên. Nơi nhốt vịt phải ở liền với ao hồ lớn và có sân rộng để vịt có chỗ nghỉ ngơi, phối giống khi đi chăn thả vể. Vào buổi sáng trước khi đưa vịt đi chăn nên để cho chúng bơi lội ở hồ nước một lúc và tối về cũng vậy.
Thời kỳ vịt đẻ rộ nhất là vào khoảng 2-4 giờ sáng. Nếu có điều kiện nên nhặt trứng hai lần (vào 4 giờ đêm và 5 giờ sáng) để tránh trứng bị bẩn, giập vỡ. Khi nhặt trứng phải làm nhẹ nhàng và làm những động tác quen thuộc để vịt khỏi bị sợ hãi chạy tán loạn. Chỗ vịt đẻ nên lót rơm hoặc cỏ khô sạch để trứng khỏi bẩn và vỡ.
Vịt tàu (vịt đàn) thường bắt đầu đẻ vào tháng thứ 5 thứ 6, lúc đầu tỷ lệ đẻ thấp, sau tăng lên đến 80-85%. Chúng đẻ liền trong 3 tháng rồi nghỉ đẻ và một tháng và bắt đầu đẻ trở lại. Một tháng trước và sau khi thay lông thì vịt đẻ ít. Kỳ đẻ thứ hai chúng lại đẻ liền ưong 1 tháng, tỷ lệ đẻ lên đến 90-95%. Sau đó vịt lại nghĩ đẻ một tháng, thay lông và tiếp đến kỳ đẻ thứ ba chứng đẻ liền trong ba tháng nữa; trứng kỳ này to hơn kỳ 1 và 2, nhưng tỷ lệ đẻ giảm còn 70-85%. Thường sau kỳ đẻ thứ 3 người ta loại vịt đẻ ra để bán thịt và đến kỳ đẻ thứ 4 tỷ lệ đẻ thường chỉ còn 50%.