25/05/2017, 11:03

Cách làm văn thuyết minh hay

Cách làm văn thuyết minh hay 5 (100%) 1 vote Sau đây ban biên tập Bài làm văn xin đưa ra một số cách để viết một bài văn thuyết minh và các bài văn thuyết minh hay. Các bạn cùng tham khảo nhé, chúc các bạn thi tốt. I – Lý thuyết văn thuyết minh 1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn ...

Cách làm văn thuyết minh hay 5 (100%) 1 vote Sau đây ban biên tập Bài làm văn xin đưa ra một số cách để viết một bài văn thuyết minh và các bài văn thuyết minh hay. Các bạn cùng tham khảo nhé, chúc các bạn thi tốt. I – Lý thuyết văn thuyết minh 1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông ...

Sau đây ban biên tập Bài làm văn xin đưa ra một số cách để viết một bài văn thuyết minh và các bài văn thuyết minh hay. Các bạn cùng tham khảo nhé, chúc các bạn thi tốt.

I – Lý thuyết văn thuyết minh

1. Khái niệm: 

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Yêu cầu:

– Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
– Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

3. Phương pháp thuyết minh:

3. 1. Phương pháp nêu định nghĩa:

VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

3. 2. Phương pháp liệt kê:

VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…

3. 3. Phương pháp nêu ví dụ:

VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

3. 4. Phương pháp dùng số liệu:

VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con”.

3. 5. Phương pháp so sánh:

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

3. 6. Phương pháp phân loại, phân tích:

VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…

4. Cách làm bài văn thuyết minh:

– Bước 1:
+ Xác định đối tượng thuyết minh.
+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
– Bước 2: Lập dàn ý
– Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

II – Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh

* Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:
– Cấu tạo của đối tượng
– Các đặc điểm của đối tượng
– Tính năng hoạt động
– Cách sử dụng, cách bảo quản
– Lợi ích của đối tượng
* Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:
– Nguồn gốc
– Đặc điểm
– Hình dáng
– Lợi ích
* Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là:
– Nêu một định nghĩa chung về thể thơ
– Nêu các đặc điểm của thể thơ:
+ Số câu, chữ.
+ Quy luật bằng trắc.
+ Cách gieo vần.
+ Cách ngắt nhịp.
+ Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
*Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là:
– Vị trí địa lí.
– Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
– Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
– Cách thưởng ngoạn đối tượng.
*Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là:
– Hoàn cảnh xã hội.
– Thân thế và sự nghiệp.
– Đánh giá xã hội về danh nhân .
Lưu ý : Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.
*Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:
– Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.
– Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.
– Cách thức chế biến, thưởng thức.

0