Hướng dẫn cách làm văn Viết thư sao cho hay
Đánh giá bài viết Trong chương trình làm văn lớp 3 và 4, các em được học kiểu bài viết thư: Nhiều bạn cho rằng: học viết thư bây giờ là "cổ" quá, cần thông tin gì thì "chat" qua thư điện tử hoặc điện thoại hỏi thăm. Nhưng viết thư cũng là một nét văn hóa đẹp mà các em cần biết ...
Đánh giá bài viết Trong chương trình làm văn lớp 3 và 4, các em được học kiểu bài viết thư: Nhiều bạn cho rằng: học viết thư bây giờ là "cổ" quá, cần thông tin gì thì "chat" qua thư điện tử hoặc điện thoại hỏi thăm. Nhưng viết thư cũng là một nét văn hóa đẹp mà các em cần biết và cũng cần có thói quen viết thư. Rất nhiều bức thư đã đi vào lịch sử như: Bức thư của Bác Hồ gửi ...
Trong chương trình làm văn lớp 3 và 4, các em được học kiểu bài viết thư: Nhiều bạn cho rằng: học viết thư bây giờ là "cổ" quá, cần thông tin gì thì "chat" qua thư điện tử hoặc điện thoại hỏi thăm. Nhưng viết thư cũng là một nét văn hóa đẹp mà các em cần biết và cũng cần có thói quen viết thư.
Rất nhiều bức thư đã đi vào lịch sử như: Bức thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường, Bức thư của tổng thống Mĩ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con mình học… Viết thư không hề khó, không quan trọng ở vấn đề viết dài hay ngắn mà cần thiết là bày tỏ được tình cảm chân thành của mình với người nhận thư. Xin mách với các em một số mẹo để viết một bài văn viết thư hay nhé:
1. Chú ý dàn bài chung của văn viết thư:
Muốn viết được một bức thư, các em cần chú ý cấu trúc sau:
a) Phần đầu thư:
– Nơi và ngày tháng năm viết thư (VD: Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2013…).
– Lời xưng hô với người nhận thư : có thể coi đây là lời chào đối với những người nhận thư.
Thường viết là: Ông bà xa nhớ! Bố kinh yêu! Lan thân mến!….chứ không viết là : Chào bạn! Con chào bố!….. như gặp gỡ thông thường.
b) Phần nội dung chính của bức thư:
– Lí do, mục đích viết thư: không nhất thiết phải nêu rõ mình viết thư cho bạn (cho ông bà, bố mẹ….) để làm gì. Có thể nêu lí do ngắn gọn: Lâu lắm mình không được gặp bạn. Mình rất nhớ bạn. Hôm nay mình viết thư cho bạn đây.
– Hỏi thăm người nhận thư: Nêu các câu hỏi về những vấn đề mình cần biết về người nhận thư. Thông thường có thể hỏi thăm sức khỏe, gia đình, công việc… hay một số vấn đề nào mà mình quan tâm.
– Thông báo tình hình bản thân (sức khỏe, gia đình,việc học tập…..0 và nôi dung khác cần trao đổi, báo tin cho người nhận thư (nếu có).
(Cũng ó thể xen kẽ phần hỏi thăm và phần thông báo tình hình bản thân: VD: Dạo này Nam và gia đình có khỏe không? Còn tứ vẫn khỏe. Từ đầu năm đến giờ cậu được bao nhiêu bông hoa điểm tốt rồi? Chắc cậu vẫn luôn xuất sắc môn Toàn phải không? Còn tớ việc học cũng khá tốt….)
c) Phần cuối thư
– Lời chúc: Lời chúc cần chân thành, phù hợp với công việc, vai vế người nhận thư không nên viết một cách sáo rỗng, "công thức'. Viết cho ông bà có thể là : "Cháu chúc ông bà mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi.", nhưng không thể dùng câu này để chúc bố mẹ, bạn bè…
– Lời hứa: Nội dung này không nhất nhất thiết phải có trong mọi bức thư.
– Lời chào: trong bức thư' lời chào cũng không như lời tạm biệt thông thường, có thể viết: "Cháu ngoan của ông bà? Con gái yêu của bố? bạn thân của cậu….
– Chữ kí và kí tên.
2. Một số điều cần lưu ý khi viết thư:
– .Nếu viết thư để làm quen thì mình cần phải giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ của mình để người nhận thư biết mình là ai.
– Khi viết thư cần hết sức tránh gạch xóa, viết sai chính tả. Vì đó là thể hiện sự cẩu thả, thiếu tôn trọng người nhận thư đấy. Chúng mình cũng cần chú ý trình bày đúng thể thức bức thư: xuống dòng sau mỗi phần.
-. Để lời lẽ trong thư được tự nhiên, có sự liên kết giữa các phần, chúng mình cần có thêm các câu nói thân mật như: Bà ơi!, Lan à!….