Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành 4.8 (96%) 380 votes Người gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến đó chính là Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc). Ông đã có rất nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất và con người nơi này. Trong đó ta không thể ...
Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành 4.8 (96%) 380 votes Người gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến đó chính là Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc). Ông đã có rất nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất và con người nơi này. Trong đó ta không thể không kể đến “Rừng xà nu”. Truyện ngắn “Rừng xà ...
Người gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến đó chính là Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc). Ông đã có rất nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất và con người nơi này. Trong đó ta không thể không kể đến “Rừng xà nu”. Truyện ngắn “Rừng xà nu” ra đời năm 1965, khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. Và trong truyện ngắn đó xuất hiện hình ảnh Cây xà nu. Cây xà nu là một hình tượng nổi bật và xuyên suốt tác phẩm.
Tác phẩm nói về Tnú về thăm làng sau ba năm đi lực lượng. Bé Heng trở thành một giao liên chừng mực nhanh nhẹn. Dít trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. Đêm hôm đó cụ Mết đã kể cho cả dân làng nghe về cuộc đời Tnú. Hồi đó Mĩ – Diệm khủng bố gắt gao, được anh Quyết dìu dắt, Tnú và Mai tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng. Giặc bắt được Tnú, sau ba năm Tnú vượt Kon Tum trở về , lúc này anh Quyết đã hi sinh. Tnú lấy Mai, anh lại tiếp tục cùng dân làng mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu. Giặc nghe tin chúng về làng càn quét khủng bố, kẻ thù bắt vợ con tra tấn tàn bạo trước mắt anh. Căm hờn cháy bỏng anh đã nhảy xổ ra xô ngã tên giặc nhưng không cứu được mẹ con Mai. Giặc bắt anh quấn giẻ tẩm nhựa xà nu đốt 10 ngón tay anh. Cụ Mết cùng thanh niên trong làng nổi dậy giết chết hết bọn lính cứu Tnú. Câu chuyện kết thúc nằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnus trở lại đơn vị. Trước mắt họ là cánh rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời.
Hình tượng cây xà nu được đề cập đến trong tác phẩm. Cây xà nu gắn bó với cuộc sống con người Tây Nguyên. Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu nhà văn đã tạo dựng được bối cảnh hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện. Gắn bó che chở cho ngôi làng “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng. Cây xà nu gần gũi với đời sống người dân Xô Man là nhân chứng của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì.
Không những thế, cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và con người Tây Nguyên. Những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương vô bờ mà đồng bào ta đã trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam khủng bố ác liệt. “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt nửa thân mình, đổ ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương nhựa ứa ra, tràn trề thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đăc quện thành từng cục máu lớn”. “Trong rừng có ít cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”, sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù “cạnh cây xà nu mới gục ngã, đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Sự sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu thể hiện sự đoàn kết của con người nơi đây, mặc cho có điều gì xảy ra. Mặc dù bị vùi dập như thế, nhưng cây xà nu đã chứng tỏ sự kiên cường, chống trọi với kẻ giặc của mình.
Có những cây bị đại bác chặt đứt làm đôi thì”vươn lên mọc cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ”. Quả thật kiê cường lắm mới có thể có sức sống mạnh mẽ như thế, vết thương rất mau lành. Rừng xà nu như tấm áo giáp che chở cho dân làng, tấm áo giáp vững chãi mà cũng rất kiên cường. Cùng với đó, cây xà nu có đặc tính “ham ánh sáng”. Nó tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lí tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam. “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”. Thật mãnh liệt.
Đó là tất cả vẻ đẹp hình tượng cây xà nu. Để đạt được thành công trong tác phẩm này, tác giả đã kết hợp rất nhiều nghệ thuật. Nghệ thuật miêu tả kết hợp với so sánh, đối chiếu cùng với giọng văn vô cùng biểu cảm với những cụm từ được lặp đi lặp lại gây cảm tưởng đoạn văn giống như một đoạn thơ trữ tình.
Tác giả đã sử dụng khéo léo những nghệ thuật trên để khắc họa hình tượng cây xà nu. Hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.