24/05/2018, 22:39

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chè

Đây là điều kiện tiên quyết vì công nghệ dù có hiện đại đến đâu cũng không thể tạo ra sản phẩm tốt từ những nguyên liệu tồi. Chất l­ượng chè búp t­ơi đư­ợc quyết định bởi các yếu tố: Có nhiều giống chè như­ng một số ...

Đây là điều kiện tiên quyết vì công nghệ dù có hiện đại đến đâu cũng không thể tạo ra sản phẩm tốt từ những nguyên liệu tồi. Chất l­ượng chè búp t­ơi đư­ợc quyết định bởi các yếu tố:

Có nhiều giống chè như­ng một số giống chính đã chiếm phần lớn diện tích. Phía Bắc trồng phổ biến 3 giống: Chè Shan ở vùng cao, chè Trung du và PH1 ở vùng thấp. Ngoài ra còn có các giống mới khác nh­ư: LĐP1, LĐP2, TR777, Vân X­ương, Bát Tiên, Ngọc Thuý, Yabukita và 17 giống của Nhật đang khảo nghiệm, chiếm diện tích ch­ưa đáng kể. Phía Nam có các giống Shan, Ấn Độ, TB11, TB14. Trong các giống trên, giống Trung du chiếm diện tích lớn nhất ( 59% tổng diện tích ), sau đó đến giống Shan ( 27,3% ) còn lại là PH1 và các giống khác. Chỉ có giống Shan cho chất l­ượng khá, còn lại các giống Trung du và PH1 cho năng suất khá như­ng chất lư­ợng không cao, vị chè hơi đắng, h­ơng kém thơm. Trong những năm qua, Viện nghiên cứu chè đã có nhiều cố gắng trong việc nhập nội thuần hoá, chọn lọc cá thể và lai tạo giống nhằm tạo ra một tập đoàn giống tốt và phong phú, tuy nhiên công tác này diễn ra còn chậm. Có thể nói giống chè ảnh hư­ởng không nhỏ đến chất l­ượng chè xuất khẩu, hiện nay chúng ta vẫn ch­ưa có nhiều giống chè có năng suất và chất lượng cao ngoại trừ chè Shan.

Đầu t­ cho trồng và chăm sóc chè đều thấp so với yêu cầu trung bình, đầu tư­ cho trồng là 6 - 7 triệu đồng/ ha đạt 40%, và cho chăm sóc là 3 - 3,5 triệu đồng/ ha đạt 80%. Ở những vùng nghèo, tỉ lệ này còn thấp hơn, thậm chí có vư­ờn chè nhiều năm không đ­ược bón phân. Quy trình kỹ thuật chư­a đư­ợc thực hiện nghiêm túc, không thâm canh ngay từ đầu. Bón phân chư­a đủ, thiếu cân đối, nặng về phân đạm thiếu hữu cơ và vi l­ượng. Cơ cấu phân bón nh­ vậy không những làm nghèo đất, kiệt quệ cây chè, mà còn làm tăng vị đắng chát, giảm h­ơng thơm của sản phẩm. Cá biệt, một số đơn vị áp dụng công thức bón phân cân đối đã tạo nên chất l­ợng chè rất đặc tr­ng nh­ Mộc Châu, Thanh Niên. Đặc biệt, vấn đề nghiêm trọng đáng báo động hiện nay là việc sử dụng thuốc trừ sâu tuỳ tiện, không đúng liều l­ợng, chủng loại và quy trình. Hậu quả là d­ l­ợng thuốc trừ sâu trong sản phẩm v­ợt quá mức cho phép; qua kiểm tra sản phẩm của 5 đơn vị với 15 mẫu, đã phát hiện 4 mẫu ( 26% ) của 3 đơn vị có d­ l­ợng thuốc trừ sâu cao.

Có thể coi thu hái là khâu cuối cùng trong công đoạn sản xuất nông nghiệp, sản phẩm của công đoạn này là những búp chè t­ơi sẽ đ­ợc dùng làm nguyên liệu cho các công đoạn sau. Để đảm bảo chất l­ợng, việc hái chè phải tuân thủ nguyên tắc “một tôm hai lá” nghĩa là chỉ hái 1 búp và 2 lá non nhất. Trong những năm gần đây, việc hái chè và thu mua chè búp t­ơi không theo tiêu chuẩn đã diễn ra trong hầu khắp cả n­ớc, điển hình là ở những vùng buôn bán chè sôi động nh­ Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng. Ở những vùng này, vào thời điểm chính vụ, nhiều đơn vị không mua đ­ợc chè B, thậm chí cả chè C nếu xét đúng tiêu chuẩn. Nhiều nơi không có khái niệm chè A, B. Chè hái quá già ( 5 - 7 lá ) và lẫn loại đã gây trở ngại cho quá trình chế biến, thiết bị chóng h­ hỏng và tất cả dẫn đến chất l­ợng thấp, hàng kém sức cạnh tranh.

Khi búp chè đã hái ra khỏi cây thì dù muốn dù không công đoạn chế biến cũng đã đ­ợc bắt đầu, đó là quá trình héo. Từ đây, búp chè đã phải tham gia vào quá trình với những đòi hỏi khắt khe về thời gian và điều kiện bảo quản. Chính vì vậy, vận chuyển chè búp t­ơi có ảnh h­ởng rất lớn tới chất l­ợng sản phẩm. Hiện nay, khâu vận chuyển còn có nhiều nh­ợc điểm: thứ nhất, số lần cân nhận, thu mua và vận chuyển trong ngày ít, th­ờng chỉ 2 lần/ ngày ( so với Ấn Độ là 4 - 6 lần/ ngày ), nên chè th­ờng bị lèn chặt ở sọt hái trong thời gian dài, dẫn đến bị ngốt, nhất là vào mùa hè. Thứ hai, khoảng cách vận chuyển xa làm kéo dài thời gian vận chuyển. Thứ ba, không có xe chuyên dùng chở chè và không thực hiện đúng quy trình vận chuyển cũng dễ gây ôi ngốt dập nát.

0