18/06/2018, 13:06

Các vị danh y của y học cổ truyền Việt Nam

Tuệ Tĩnh (1330 - ?) Tuệ Tĩnh tức Nguyễn Bá Tĩnh, quê huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ông mồ côi từ nhỏ, được nuôi dạy trong chùa. Ông đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan, suốt đời nghiên cứu thuốc nam và chữa bệnh. Về già, ông bị bắt đi cống sang Trung Quốc và mất tại đó. Tác phẩm ...

Tuệ Tĩnh (1330 - ?)

Tuệ Tĩnh tức Nguyễn Bá Tĩnh, quê huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ông mồ côi từ nhỏ, được nuôi dạy trong chùa. Ông đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan, suốt đời nghiên cứu thuốc nam và chữa bệnh. Về già, ông bị bắt đi cống sang Trung Quốc và mất tại đó. Tác phẩm Nam dược thần hiệu tổng kết y dược dân tộc cổ truyền, xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ (thuốc nam) sát với thực tế Việt Nam. Ông cũng là người mở đầu nền y dược cổ truyền dân tộc. Theo tài liệu công bố tháng 6/1993, có thể Tuệ Tĩnh sinh ra và làm thuốc ở thế kỷ XVII; như vậy không thể đỗ Thái học sinh đời nhà Trần (thế kỷ XIV), cũng không bị bắt sang Trung Quốc và mất tại đó.

Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông, 1720 – 1792)

Ông là một danh y đồng thời còn viết văn. Ông xuất thân thuộc tầng lớp quý tộc huyện Đường Hào, Hải Dương, học cả văn và võ. Ông là lính trong quân ngũ Chúa Trịnh, sau bỏ về Hương Sơn (Hà Tĩnh) học nghề thuốc. Y tông tâm lĩnh do ông soạn trong 40 năm là bộ sách có giá trị nhất của y học cổ truyền Việt Nam. Ông còn viết Thượng kinh ký sự ghi lại những điều tai nghe mắt thấy ở kinh đô khi được vời lên chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Thơ văn Lê Hữu Trác bộc lộ nhân cách: ghét công danh, có thức trách nhiệm trước cuộc đời.

 

0