13/11/2017, 23:20
Các nước Đông Bắc Á (1945 - 2000)
- Nét chung về khu vực Đông Bắc Á- Trung Quốc I. Nét chung về khu vực Đông Bắc Á - Trước Chiến tranh thế giới thứ II, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Từ sau năm 1945, tình hình khu vực có nhiều biến chuyển. - Từ nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã ...
- Nét chung về khu vực Đông Bắc Á- Trung Quốc
I. Nét chung về khu vực Đông Bắc Á
- Trước Chiến tranh thế giới thứ II, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Từ sau năm 1945, tình hình khu vực có nhiều biến chuyển.
- Từ nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự trưởng thành nhanh chóng về kinh tế. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở thành những “con rồng” kinh tế ở châu Á. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
II. Trung Quốc
1. Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dưng chế độ mới (1949 - 1959)
a. Cuộc nội chiến:
- Cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm (1946 - 1949).
- Ngày 20 - 7 - 1946, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chiến tranh chống Đảng Cộng sản.
- Từ tháng 7 - 1946 đến tháng 6 - 1947, Quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực. Sau giai đoạn này, Quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào các vùng do Đảng Quốc dân kiểm soát.
- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải tháo chạy ra Đài Loan.
- Ngày 01 - 10 - 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
b. Ý nghĩa:
- Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến.
- Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
c. Công cuộc khôi phục kinh tế và cải cách
- Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và giáo dục.
- Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 - 1957). Nhờ nỗ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm hoàn thành thắng lợi. Bộ mặt đất nước Trung Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt.
- Về đối ngoại, thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
Ngày 18 - 01 - 1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
2. Trung Quốc trong những năm không ổn định (1959 - 1978)
- Về đối nội, từ năm 1959 đến năm 1978, Trung Hoa lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc đề ra và thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” với mong muốn nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Hậu quả là từ năm 1959, trong cả nước nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn, sản xuất ngừng trệ, đất nước không ổn định.
Những khó khăn về kinh tế đã dẫn tới biến động về chính trị. Biểu hiện:
+ Trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc xảy ra sự bất đồng gay gắt về đường lối, dẫn tới sự tranh giành quyền lực.
+ Từ năm 1969 đến năm 1978, trong nội bộ ban lãnh đạo vẫn tiếp tục diễn ra cuộc tranh giành quyền lực gay gắt.
- Về đối ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ xâm lược của nhân dân Việt Nam cũng như cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Cũng trong thời kì này, đã xảy ra những cuộc xung đột ở biên giới giữa Trung Quốc với Ấn Độ (1962), giữa Trung Quốc với Liên Xô (1969). Tháng 2 - 1972, Tổng thông Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước.
3. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978)
- Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (tháng 9 - 1982), đặc biệt là Đại hội XIII (tháng 10 - 1987) của Đảng: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thi trường xã hội chủ nghĩa, nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, với mục tiêu: biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc có những biến đổi căn bản.
+ Khoa học - kĩ thuật, văn hoá và giáo dục đạt nhiều thành tựu quan trọng.
+ Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử.
+ Từ tháng 11 - 1999 đến tháng 3 - 2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu “Thần Châu” và ngày 15 - 10 - 2003, tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ đã bay vào vũ trụ.
- Về đối ngoại, Trung Quốc có nhiều thay đổi.
+ Đã bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, khôi phục quan hệ ngoại giao với Inđônêxia.
+ Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới; có nhiều đóng góp trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ II, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Từ sau năm 1945, tình hình khu vực có nhiều biến chuyển.
- Từ nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự trưởng thành nhanh chóng về kinh tế. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở thành những “con rồng” kinh tế ở châu Á. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
II. Trung Quốc
1. Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dưng chế độ mới (1949 - 1959)
a. Cuộc nội chiến:
- Cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm (1946 - 1949).
- Ngày 20 - 7 - 1946, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chiến tranh chống Đảng Cộng sản.
- Từ tháng 7 - 1946 đến tháng 6 - 1947, Quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực. Sau giai đoạn này, Quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào các vùng do Đảng Quốc dân kiểm soát.
- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải tháo chạy ra Đài Loan.
- Ngày 01 - 10 - 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
b. Ý nghĩa:
- Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến.
- Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
c. Công cuộc khôi phục kinh tế và cải cách
- Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và giáo dục.
- Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 - 1957). Nhờ nỗ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm hoàn thành thắng lợi. Bộ mặt đất nước Trung Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt.
- Về đối ngoại, thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
Ngày 18 - 01 - 1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
2. Trung Quốc trong những năm không ổn định (1959 - 1978)
- Về đối nội, từ năm 1959 đến năm 1978, Trung Hoa lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc đề ra và thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” với mong muốn nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Hậu quả là từ năm 1959, trong cả nước nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn, sản xuất ngừng trệ, đất nước không ổn định.
Những khó khăn về kinh tế đã dẫn tới biến động về chính trị. Biểu hiện:
+ Trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc xảy ra sự bất đồng gay gắt về đường lối, dẫn tới sự tranh giành quyền lực.
+ Từ năm 1969 đến năm 1978, trong nội bộ ban lãnh đạo vẫn tiếp tục diễn ra cuộc tranh giành quyền lực gay gắt.
- Về đối ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ xâm lược của nhân dân Việt Nam cũng như cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Cũng trong thời kì này, đã xảy ra những cuộc xung đột ở biên giới giữa Trung Quốc với Ấn Độ (1962), giữa Trung Quốc với Liên Xô (1969). Tháng 2 - 1972, Tổng thông Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước.
3. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978)
- Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (tháng 9 - 1982), đặc biệt là Đại hội XIII (tháng 10 - 1987) của Đảng: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thi trường xã hội chủ nghĩa, nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, với mục tiêu: biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc có những biến đổi căn bản.
+ Khoa học - kĩ thuật, văn hoá và giáo dục đạt nhiều thành tựu quan trọng.
+ Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử.
+ Từ tháng 11 - 1999 đến tháng 3 - 2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu “Thần Châu” và ngày 15 - 10 - 2003, tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ đã bay vào vũ trụ.
- Về đối ngoại, Trung Quốc có nhiều thay đổi.
+ Đã bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, khôi phục quan hệ ngoại giao với Inđônêxia.
+ Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới; có nhiều đóng góp trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.