24/05/2018, 16:37

Các lệnh điều khiển máy in

Lệnh định dạng trang in Layout được hiểu là mô phỏng phần thể hiện bản vẽ trên giấy. Với một bản vẽ ta có thể thiết lập nhiều Layouts, mỗi Layout tương đương với một phương án in cụ thể (có cỡ giấy, cấu hình máy in cụ ...

Lệnh định dạng trang in

Layout được hiểu là mô phỏng phần thể hiện bản vẽ trên giấy. Với một bản vẽ ta có thể thiết lập nhiều Layouts, mỗi Layout tương đương với một phương án in cụ thể (có cỡ giấy, cấu hình máy in cụ thể). Trong mỗi Layout cũng có thể tạo và định vị trí cho Viewport; có thể thêm BLock khung tên hoặc các đối tượng vẽ khác. Như vậy tại mỗi trang Layout không chỉ lưu trữ các thông tin thuộc đối tượng vẽ mà còn có nhiều thông tin khác đó là :

  • Các thiết lập máy in (Plot settings)
  • Kích thước giấy (paper size)
  • Hướng in (Image Orientation)
  • Tỉ lệ in (Plot scale)
  • Điểm gốc in (Plot Offset)
  • ...

Command line: Layout

Enter layout option [Copy/Delete/New/Template/Rename/SAveas/Set/?] <set>:

Lệnh này có thể được sử dụng để tạo một Layout mới; xoá một Layout đã có; đổi tên Layout v.v...

  • Copy : Sao chép Layout. Sau lệnh này AutoCAD sẽ hỏi tên Layout sẽ Copy đến.

Nếu ta không nhập tên mới thì AutoCAD sẽ mặc định lấy tên của Layout gốc và cộng thêm 1;

  • Delete : xoá Layout, AutoCAD sẽ yêu cầu nhập vào tên của Layout cần xoá;
  • New : tạo một Layout mới, AutoCAD sẽ yêu cầu nhập tên cho Layout;
  • Rename : Đổi tên Layout, AutoCAD sẽ xuất hiện dòng nhắc yêu cầu đặt tên mới cho Layout hiện tại;
  • Template : Tạo một Layout mới cho bản vẽ thông qua File mẫu;
  • Save : Ghi lai Layout. Các Layout sẽ được ghi trên bản vẽ mẫu (DWT). Layout hiện hành cuối cùng sẽ được chọn làm mặc định;
  • Set : Gán một Layout làm Layout hiện hành;
  • ? : Liệt kê các Layout đã khai báo trong bản vẽ hiện tại.

Có thể hiệu chỉnh các Layout bằng cách bấm phím chuột phải tại tên một Layout bất kỳ, sẽ thấy xuất hiện MENU động (hình 1)

Hiệu chỉnh Layout từ Menu động.

Sau khi tạo Layout nếu lần đầu tiên bấm chọn Layout đó thì AutoCAD sẽ cho hiển thị một Viewport với giới hạn chính là mép của khổ giấy (Paper size) do NSD chọn. Việc chọn kiểu máy in, khổ giấy, hướng in v.v.. cho Layout này được thực hiện thông qua hộp thoại (hình 1)

Trang Plot Device (hình 2)

  • Layout name : Tên biểu kiến của Layout;
  • Page setup name : Hiển thị thiết lập trang in đã đặt tên và được ghi. NSD có thể chọn trong bảng danh sách các thiết lập này để làm cơ sở định dạng cho trang hiện hành. Cũng có thể tạo thêm các định kiểu mới bằng cách bấm chọn phím Add... sẽ thấy hiển thị một thoại hình 2.
Hộp thoại Plot (trang Plot Device) Hộp thoại User Define Page Setups.

Plotter confirguration: Chọn kiểu máy in (máy vẽ). Máy in hoặc máy vẽ là các thiết bị đầu ra thường được khai báo từ trước trong mục Start - Settings - Printers. Tại hộp thoại (hình1), ta có thể chọn một trong các thiết bị đầu ra cho Layout này. Nếu muốn chỉnh sâu hơn vào các thuộc tính của máy in có thể bấm chọn tiếp phím . Tại đây (hộp thoại hình 4) NSD có thể hiệu chỉnh các tham số "kỹ thuật" của máy in như độ phân giải; chế độ tiêu hao mực; khay giấy v.v.. cũng có thể thêm vào một hoặc nhiều khổ giấy không thuộc tiêu chuẩn (giấy nhỡ khổ)... Trong trường hợp chưa biết rõ lắm về thiết bị đầu ra (trường hợp vẽ trên máy nhưng sau đó sẽ mang đi một nơi khác để in do đó không thể biết chính xác tên máy in, máy vẽ), ta vẫn có thể khai báo các Layoutbằng cách chọn kiểu máy in là none(tương tự trên hình 2). Khi đó mặc dù chưa biết rõ về máy in ta vẫn có thể xác định được khổ giấy, nét vẽ, hướng in v.v... (thông qua trang Layout Settting). Tuy nhiên trong trường hợp này thì ta không thể chọn chức năng xem trước trang in (Plot Preview) được, bởi vì chức năng này đòi hỏi phải có tên và các định dạng phần cứng cụ thể để AutoCAD có thể tính toán và thể hiện đúng như hình ảnh trang in sẽ xuất hiện trên giấy.

Hộp thoại User Define Page Setups.

  • : Gợi ý (tương đương phím Help);
  • Plot style table (pen assignments): định kiểu cho nét vẽ. Các kiểu nét vẽ được định nghĩa trước và có thể ghi ra File (*.CTB) NSD có thể định nghĩa lại () các kiểu nét; khai báo kiểu mới () thông qua Wizard của AutoCAD.

Mỗi đối tượng trong bản vẽ có một màu liên kết với nó. Tùy thuộc vào máy vẽ, có thể vẽ mỗi màu với một cây bút, loại đường nét, tốc độ vẽ và bề rộng bút khác nhau. Một vài loại máy in, chẳng hạn như máy in laser hay máy in tĩnh điện, có thể vẽ các đường với các bề rộng khác nhau. Các bề rộng này đôi khi được gọi là lone awidth hay lineweights. Mặc dù chúng không có một cây bút nào cả, AutoCAD vẫn dùng khái niệm Pen Width (bề rộng bút) cho Line awidths hay Lineweights.

Pen assignments... Các phân định cho bút

Nháy chuột vào ô này, AutoCAD sẽ xuất hiện hộp thoại pen assignments cho phép điều khiển sự phân định về màu sắc (color), bút, loại đường nét (linetype), tốc độ (Speed) và bề rộng (awidth) bút cho máy vẽ hiện thời.

Hộp thoại hiệu chỉnh trang in.

Đối với các loại máy vẽ có bút, AutoCAD cần biết bề rộng bút để điều khiển việc vẽ các solid, polyline, trace và ước lượng độ nâng hạ bút. Đối với máy vẽ không bút (máy in), AutoCAD dùng Pen awidth để xác định bề rộng đường nét được dùng.

Nếu thiết bị hiện thời có nhiều bút hay nhiều bề rộng đường nét, có thể liên kết chúng với toàn bộ 255 màu. Trong trường hợp ngược lại thì cột Pen awidth và các ô soạn thảo trong Modify values sẽ mờ đi, lúc này AutoCAD chỉ hỏi một bề rộng bút duy nhất cho tất cả các bút và yêu cầu nhập vào ô pen awidth (lúc đó ô này sẽ không bị mờ).

Cần phân biệt giữa loại đường nét được máy vẽ thiết lập với loại đường nét của đối tượng trong bản vẽ. Tốt nhất là nên điều khiển loại đường nét bằng chính phần mềm AutoCAD , không nên dùng loại đường nét của máy vẽ. Nên dùng loại đường nét liên tục (số 0) của máy vẽ cho tất cả các loại đường nét đã thiết lập trong bản vẽ, khi đó bản vẽ sẽ được in ra với loại đường nét đúng như AutoCAD quy định.
  • gọi lệnh Options (trang Plotting),trong hộp thoại Options này NSD có thể định nghĩa thêm kiểu máy in (thậm chí những kiểu máy in, máy vẽ dùng riêng của AutoCAD), hiệu chỉnh nét vẽ v.v...
  • : hộp chọn này nếu được đánh dấu thì mỗi khi ta truy nhập lần đầu tiên đến một Layout hộp thoại này sẽ được gọi để NSD có thể định nghĩa các giá trị cho máy in, nét vẽ ...
Hộp thoại Options (trang Plotting).

Trang Layout settings (hình 7)

  • Paper size and paper units :Hiển thị các kích cỡ giấy tiêu chuẩn mà máy in hiện chọn có thể chấp nhận được; nếu thiết bị in chọn là None(hình 2) thì tại ô chọn này NSD có thể chọn cỡ giấy nào cũng được, nhưng các lựa chọn trên Layout sẽ chỉ ở dạng số liệu “tiềm ẩn” không thể in ngay được, cũng không thể gọi chức năng

Plot Preview (xem trước trang in) được;

  • Drawing orientation : lựa chọn hướng in

o Portrait : in thẳng góc (là kiểu in thông thường, giống như ta viết chữ trên giấy vậy);

o Landscape : in xoay ngang (là kiểu in mà bề rộng của trang in lớn hơn bề dài của trang in);

o Plot upside - down : in theo hướng từ dưới lên trên.

  • Plot area: chọn vùng in (phạm vi in)

O Layout : in tất cả các hình bên trong lề của giấy (Paper size). Điểm gốc bắt đầu in được tính từ điểm có toạ độ 0,0 trên Layout. Đây là chức năng chỉ có thể chọn khi ta gọi hộp thoại này từ Layout tab (nếu gọi từ Model tab thì chức năng này được chuyển thành Limits );

O Limits : Vùng được in là giới hạn của bản vẽ. Khi đó ta phải chọn ty lệ in cho phù hợp;

Hộp thoại Plot (trang Plot Settings)

o Externs : Vùgn in là toàn bộ các phần đã vẽ. AutoCAD sẽ tự động tính toán lại phạm vi in trước khi in;

o Display : Vùng in là toàn cảnh màn hình hiện hành (hoặc viewport hiện hành);

oView : vùng in là vùng được định nghĩa bởi lệnh view;

o Window : vùng in là khung cửa số được xác định bởi NSD thông qua việc kích chọn trực tiếp trên màn hình đồ hoạ;

  • Plot scale: ty lệ in mặc định là 1:1 khi in các Layout; mặc định là Scaled to Fit khi in Model tab.

O Scale : xác định tỉ lệ in;

Nếu muốn vùng vẽ đã xác định đặt vừa lên cỡ giấy đã chọn, hãy chọn chức năng Scale to Fit bằng cách đánh dấu vào ô chọn tương ứng. AutoCAD sẽ tự động hiệu chỉnh tỷ lệ vẽ cho các đối tượng để chúng được in ra vừa đúng với khổ giấy chọn.

O Custom : tạo tỉ lệ tuỳ ý, định nghĩa mỗi đơn vị điện tử tương đương với bao nhiêu đơn vị dài (mm hoặc inches...) trên giấy;

Thông báo <đơn vị> = Drawing Units phản ánh đơn vị inch hay milimeter đã chọn trước đó cho cỡ giấy.

Trước đó chọn đơn vị là milimeter thì thông báo trên sẽ là: Plotted MM = Drawing Units.

Trong các ô soạn thảo thông báo này, có thể nhập vào giá trị tương ứng.

Đơn vị là milimeter, tỷ lệ là 1 = 1 thì có nghĩa là một đơn vị vẽ sẽ được in ra đúng một milimeter. Nếu tỷ lệ này là 3=10 nghĩa là 10 đơn vị vẽ sẽ được in ra đúng 3 milimeter.

O Scale lineweights: biến xác định việc bề rộng nét vẽ có bị thay đổi bởi tỷ lệ phóng này hay không? nếu biến này được chọn thì khi ta tăng tỷ lệ bản vẽ bề rộng nét vẽ cũng tương ứng được tăng theo.

  • Plot offset: điểm gốc bắt đầu in (Plot origin).
  • Plot options: chỉ định các lựa chọn bề rộng nét in hiện hành

O Plot with lineweights: in với chiều rộng nét vẽ đã được định nghĩa trên hộp thoại Layer Properties Manager;

O Plot with plot styles : in với các bề dày nét vẽ đã được định nghĩa trong Plot Style Table(lựa chọn này thay thế cho Pen Asignments của các phiên bản trước);

O Plot paperspace last : in theo các lựa chọn nét in từ Layout trước đó

O Hide object : che các nét khuất khi in.

  • Partial Preview: hiển thị vùng in so với Paper size và vùng có thể in;
  • Full Preview: Hiển thị toàn bản vẽ giống như hình ảnh nó sẽ xuất hiện trên trang in (hình ảnhmàu sắc, kiểu nét, độ dày nét ...)

Xuất bản vẽ ra giấy

Lệnh plot cho phép xuất bản vẽ ra các thiết bị đã cài đặt hay xuất bản vẽ thành các file hình vẽ khác nhau đã được định hình.

Tại thanh công cụ, chọn

Từ File menu, chọn Plot

Command line: Plot(hoặc Print)

Lệnh này gọi đến hộp thoại tương tự như thể hiện trên hình 2 (hoặc 7) để rồi thông qua đó NSD có thể chọn lựa các tham số trang in, khổ giấy, hướng in v.v...

Khi in các bản vẽ trong AutoCAD nếu biết sử dụng Layout kết hợp với lựa chọn và khai báo Viewport sẽ có thể tạo ra các công cụ in rất tiện lợi. Sau khi đã chọn các tham số trang in bấm chọn phím OK để xuất bản vẽ ra giấy. Trong trường hợp không có máy in kết nối trực tiếp (hoặc qua mạng) ta còn có thể chọn chức năng in ra File (hình 8). Kiểu in ra File này không phải là ghi lại các nội dung vẽ *.DWG mà lúc này AutoCAD tính toán các phần tử vẽ (tương ứng với các tham số trang in, máy in đã chọn) rồi ghi chúng thành một dạng File đặc biệt để rồi sau đó NSD có thể mang đến bất kỳ nơi nào có máy tính kết nối với loại máy in mà mình đã định nghĩa rồi thực hiện lệnh xuất bản vẽ (mà không cần có File bản vẽ, thậm chí không cần đến môi trường đồ hoạ AutoCAD, thậm chí không cần đến cả môi trường WINDOWS)

Từ hệ điều hành DOS, có thể dùng lệnh:

COPY/b <tên file kết xuất>PRN

In bản vẽ ra File.

0