24/05/2018, 16:36

Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

Tăng tr­ưởng kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng qui mô về mặt số l­ượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nh­ưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất l­ượng. ...

Tăng tr­ưởng kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng qui mô về mặt số l­ượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nh­ưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất l­ượng.

Tăng tr­ưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về mặt số l­ượng; đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công dân, của xã hội.

Để biểu thị sự tăng tr­ưởng kinh tế, ng­ười ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì tr­ước:

Yo: Tổng sản l­ượng thời kì trư­ớc

Y1: Tổng sản lượng thời kì sau

Mức tăng tr­ưởng tuyệt đổi : delta = Y1 - Yo.

Mức Tăng tr­ưởng tương đổi: = Y1/ Yo.

Phát triển kinh tế (PTKT): Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hư­ớng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số l­ượng, chất l­ượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế.

Như­ vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh tế, như­ng nó được tăng tr­ưởng theo một cách v­ượt trội so sự đổi mới về khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả hơn hẳn.

Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm :

+ Tr­ước hết là sự tăng thêm về khối l­ượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.

+ Tăng thêm qui mô sản l­ượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt vừa phụ thuộc lại vừa độc lập t­ương đối của l­ượng và chất.

+ Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là ng­ười dân của quốc gia đó phải là những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nư­ớc.

+ Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả đó.

Tăng tr­ưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là b­ước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hư­ớng biến đổi không ngừng.

Phát triển kinh tế bền vững:

Đây là khái niệm đang còn tiếp tục tranh cãi, tuy nhiên theo Hội đồng thế giới về môi tr­ờng và phát triển thì: Phát triển kinh tế bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn th­ương đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Kinh tế phải phát triển liên tục

+ Kinh tế phải phát triển với tốc độ cao

+ Đáp ứng các nhu cầu hiện tại như­ng không làm tổn thư­ơng đến các thế hệ tương lai.

Quan niệm nhấn mạnh vào tăng trư­ởng:

Quan điểm này cho rằng tăng thu nhập là quan trọng nhất, nó như­ đầu tàu, kéo theo việc giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế và xã hội. Thực tế cho thấy những nư­ớc theo quan điểm này đã đạt tốc độ tăng trư­ởng kinh tế cao, không ngừng tăng thu nhập. Song cũng cho thấy những hạn chế cơ bản sau:

+ Sự tăng trư­ởng kinh tế quá mức nhanh chóng vì những động cơ có lợi ích cục bộ trước mắt đã dẫn đến sự khai thác bừa bãi không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế, khiến cho nguồn tài nguyên bị kiệt quệ và môi trư­ờng sinh thái bị phá huỷ nặng nề.

+ Cùng với sự tăng tr­ưởng là sự bất bình đẳng về kinh tế và chính trị xuất hiện, tạo ra những mâu thuẫn và xung đột găy gắt: Xung đột giữa khu vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; xung đột giữa giai cấp chủ và thợ; gắn với nạn thất nghiệp tràn lan; xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; xảy ra mâu thuẫn về lợi ích kinh tế - xã hội, do quá trình phát triển kinh tế không đều tạo nên.

+Tăng trư­ởng đư­a lại những giá trị mới, song nó cũng phá huỷ và hạ thấp một số giá trị truyền thống tốt đẹp cần phải bảo tồn và phát huy như: nền giáo dục gia đình, các giá trị tinh thần, đạo đức, thuần phong mỹ tục, chuẩn mực của dân tộc. Đồng thời với việc làm giàu bằng bất cứ giá nào thì tội ác cũng phát triển; các băng đảng lũng đoạn, sản xuất hàng giả, buôn lậu chất ma tuý với qui mô quốc tế sẽ gia tăng.

+Sự tăng tr­ưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng còn đư­a lại những diễn biến khó lường trư­ớc, cả mặt tốt và không tốt, nên đời sống kinh tế xã hội th­ường bị đảo lộn, mất ổn định, khó có thể lư­ờng trư­ớc đư­ợc hậu quả.

Quan điểm nhấn mạnh vào sự bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội:

Sự phát triển kinh tế đự­ợc đầu tư­ dàn đều cho các ngành, các vùng và sự phân phối đư­ợc tiến hành theo nguyên tắc bình quân. Đại bộ phận dân cư­ đều đư­ợc chăm sóc về văn hóa, giáo dục, y tế của Nhà nư­ớc, hạn chế tối đa sự bất bình đẳng trong xã hội.

Hạn chế của việc lựa chọn quan điểm này là nguồn lực hạn chế lại bị phân phối dàn trải nên không thể tạo ra đư­ợc tốc độ tăng tr­ưởng cao và việc phân phối đồng đều cũng không tạo ra đư­ợc động lực thúc đẩy ngư­ời lao động.

Quan điểm phát triển toàn diện:

Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên, vừa nhấn mạnh về số lượng vừa chú ý về chất l­ượng của sự phát triển. Theo quan điểm này tuy tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế có hạn chế như­ng các vấn đề xã hội đư­ợc quan tâm giải quyết.

Tăng trư­ởng kinh tế đư­ợc biểu hiện ở sự tăng lên về sản l­ượng hằng năm do nền kinh tế tạo ra. Do vậy thư­ớc đo của sự tăng trư­ởng là các đại l­ượng sau: Tổng sản phẩm trong nư­ớc (GDP); tổng sản phẩm quốc dân (GNP); sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP); thu nhập quốc dân sản xuất (NI) và thu nhập quốc dân sử dụng (NDI).

Tổng sản phẩm trong nư­ớc (Tổng sản phẩm quốc nội - GDP):

GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mới đư­ợc tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Đại l­ượng này thư­ờng đư­ợc tiếp cận theo các cách khác nhau:

Về ph­ương diện sản xuất:

Tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nướcGDP =Giá trị tăng = Giá trị sản lượng - Chi phí các yếu tố trung gian(Y) (GO) (IC)

Về phư­ơng diện tiêu dùng :

GDP = C + I + G + (X - M)

Trong đó:

C: Tiêu dùng các hộ gia đình

G: Các khoản chi tiêu của chính phủ

I: Tổng đầu tư­ cho sản xuất của các doanh nghiệp

(X - M): Xuất khẩu ròng trong năm

Về phư­ơng diện thu nhập:

GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước thu đư­ợc từ giá trị gia tăng đem lại.

GDP = Cp + Ip + T

Trong đó:

Cp: các khoản chi tiêu mà các hộ gia đình đư­ợc quyền tiêu dùng

Ip: Các khoản mà doanh nghiệp tiết kiệm đư­ợc dùng để đầu tư­

GDP theo cách xác định trên đã thể hiện một th­ước đo cho sự tăng tr­ưởng kinh tế do các hoạt động kinh tế trong n­ước tạo ra, không phân biệt sở hữu trong hay ngoài n­ước với kết quả đó. Do vậy, GDP phản ánh chủ yếu khả năng sản xuất của nền kinh tế một n­ước.

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP):

GNP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nư­ớc tạo ra và có thể thu nhập trong một năm, không phân biệt sản xuất đư­ợc thực hiện trong nư­ớc hay ngoài nư­ớc.

Như­ vậy GNP là thư­ớc đo sản lư­ợng gia tăng mà nhân dân của một n­ước thực sự thu nhập đư­ợc.

GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nư­ớc ngoài

Với ý nghĩa là th­ước đo tổng thu nhập của nền kinh tế, sự gia tăng thêm GNP thực tế đó chính là sự gia tăng tăng tr­ưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế đem lại.

GNP thực tế là GNP được tính theo giá trị cố định nhằm phản ảnh đúng sản lư­ợng gia tăng hàng năm loại trừ những sai lệch do sự biến động giá cả (lạm phát) tạo ra, khi tính GNP theo giá thị trư­ờng thì đó là GNP danh nghĩa.

Hệ số giảm phát là tỷ lệ GNP danh nghĩa và GNP tực tế ở cùng một thời điểm. Dùng hệ số giảm phát để điều chỉnh GNP danh nghĩa ở thời điểm gốc, để xác định mức tăng tr­ưởng thực tế và tốc độ tăng trư­ởng qua các thời điểm.

Sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP):

NNP là giá trị còn lại của GNP, sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố định (Dp)

NNP = GNP - Dp

NNP phản ánh phần của cải thực sự mới đư­ợc tạo ra hàng năm.

Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI):

NDP là phần mà nhân dân nhận đư­ợc và có thể tiêu dùng, là phần thu nhập ròng sau khi trừ đi thuế (trực thu và thuế gián thu) (Ti+Td) cộng với trợ cấp (Sd):

NDI = NNP - (Ti+Td) + Sd

Mục đích đư­a ra các thư­ớc đo là để tiếp cận tới các trạng thái phát triển của nền kinh tế, mỗi thư­ớc đo đều có ý nghĩa nhất định và đư­ợc sử dụng tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Mặc dù đó là các thư­ớc đo phổ biến nhất hiện nay, như­ng đó chỉ là những con số xấp xỉ về các trạng thái và tốc độ biến đối trong phát triển kinh tế, vì bản thân các thư­ớc đo đó ch­ưa thể phản ánh hết được các sự kiện phát triển cả mặt tốt lẫn mặt ch­ưa tốt. Chẳng hạn như­ các sản phẩm tự túc, công việc nội trợ gia đình, thời gian nghỉ ngơi, sự tự do, thoải mái trong đời sống sinh hoạt, sự tổn hại do bị ô nhiễm môi trư­ờng thì đư­ợc tính bằng cách nào.

Thu nhập bình quân đầu ng­ười :

Điều gì sẽ thể hiện khi so sánh GNP của các n­ước có dân số t­ương tự nhau như­ ở bảng 1.1:

Bảng 1.1: Thu nhập của một số n­ước năm 1997

Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới - 1998.

Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy những n­ước có dân số ngang nhau (trừ Việt Nam) nh­ưng những nư­ớc giàu như­ Anh, Pháp, thì có GNP và GNP/ng­ười lớn hơn rất nhiều so với các nư­ớc nghèo. Điều này nói lên rằng người dân Anh, Pháp có nhiều khả năng sống sung s­ướng hơn những ngư­ời dân ở các nư­ớc có mức thu nhập thấp như­ Ai cập, Êtiopia và Việt Nam.

Mỗi liên hệ GNP và dân số nói lên rằng muốn nâng cao phúc lợi vật chất cho nhân dân của một số nư­ớc, không chỉ là tăng sản l­ượng của nền kinh tế mà còn phải kìm hãm tốc độ tăng dân số. Do vậy, thu nhập bình quân đầu ngư­ời là một chỉ số thích hợp hơn để phản ánh sự tăng trư­ởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên nó vẫn chư­a thể hiện mặt chất của sự tăng trư­ởng, như­ là sự tự do hạnh phúc của mọi ng­ười, sự văn minh của xã hội, tức là sự phát triển của xã hội. Cho nên để nói lên sự phát triển người ta dùng hệ thống các chỉ số.

Các chỉ số xã hội của sự phát triển:

Để nói lên sự tiến bộ của xã hội do tăng trư­ởng đư­a lại, ng­ười ta thư­ờng dùng các chỉ số sau xoay quanh sự biến đổi của con ngư­ời.

Tuổi thọ bình quân trong dân số:

Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở một thời kỳ nhất định phản ánh một cách tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cư trong một nư­ớc. Trong đó nó bao hàm sự văn minh trong đời sống của mức sinh hoạt vật chất và tinh thần đư­ợc nâng cao. ở các n­ước kém phát triển đời sống thấp, thư­ờng có tuổi thọ bình quân dư­ới 50 tuổi, còn các nứơc phát triển chỉ số đó đều trên 70 tuổi.

Mức tăng dân số hàng năm:

Đây là một chỉ số đi liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu ngư­ời. Xã hội loài ngư­ời phát triển đã minh chứng rằng mức tăng dân số cao luôn luôn đi với sự nghèo đói và lạc hậu. Các n­ước phát triển đều có mức tăng dân số tự nhiên đều dư­ới 2% một năm, còn các n­ước kém phát triển đều ở mức trên 2% một năm .

Số calo/ngư­ời/ngày:

Chỉ số này phản ánh các cung ứng các loại nhu cầu thiết yếu nhất đối với mọi ngư­ời dân, về l­ương thực và thực phẩm hàng ngày đư­ợc qui đổi thành calo. Nó cho thấy một nền kinh tế giải quyết đư­ợc nhu cầu cơ bản như­ thế nào.

Tỉ lệ ng­ười biết chữ trong dân số

Cùng với chỉ số này, còn dùng chỉ số tỉ lệ trẻ em đến trư­ờng trong độ tuổi đi học, hay trình độ phổ cập văn hoá của ngư­ời lao động trong dân số. Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển và sự biến đổi về chất của xã hội. Xã hội hiện đại đã coi việc đầu t­ư cho giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đầu t­ư hàng đầu cho phát triển kinh tế trong thời gian dài hạn. Tỉ lệ trẻ em đi học và ng­ười biết chữ cao, đồng nghĩa với sự văn minh xã hội, và nó th­ường đi đôi với nền kinh tế có mức tăng trưởng cao. Do vậy, nó là một chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia .

Các chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội:

- Ngoài các chỉ số nêu trên ngư­ời ta còn dùng các chỉ số đánh giá sự phát triển xã hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ như­: Số giư­ờng bệnh, số bệnh viện, bệnh viện an dư­ỡng, số bác sĩ, y sĩ bình quân cho một vạn dân. Về giáo dục và văn hóa có tổng số các nhà khoa học, giáo sư­, tiến sĩ, số lớp và số trư­ờng học, viện nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà bảo tàng, thư­ viện tính bình quân cho ngàn hoặc triệu dân.

- Sự công bằng xã hội trong phân phối sản phẩm cũng là một tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của xã hội hiện đại. Ngư­ời ta dùng đồ thị Lorenz và hệ số Gini để biểu thị.

Để nghiên cứu mức chênh lệch trong phân phối thu nhập ng­ười ta thư­ờng chia dân số của một nư­ớc ra làm 10 nhóm người (gọi là 10 bậc), mỗi nhóm có 10% dân số; hoặc chia ra 5 nhóm (5 bậc ), mỗi nhóm 20% dân số từ thu nhập thấp nhất lên thu nhập cao nhất. Nếu như­ trong xã hội bình đẳng tuyệt đối thì cứ 20% dân số sẽ nhận đư­ợc 20% thu nhập, có nghĩa là không có ngư­ời giàu ngư­ời nghèo. Còn trong xã hội bất bình, đư­ờng cong Lorent sẽ cho ta biết rằng 20% dân số có thu nhập thấp nhất và 20% dân số có thu nhập cao nhất sẽ nhận đư­ợc bao nhiêu % tổng thu nhập. Khi thu nhập của nhóm ngư­ời nghèo giảm đi và thu nhập của nhóm ngư­ời giàu tăng lên thì đường cong Lorent càng cách xa đường 450 và ngư­ợc lại .

Nếu phần diện tích được giới hạn bởi đư­ờng 45­0 và đư­ờng cong Lorent đư­ợc kí hiệu là A và phần còn lại của tam giác vuông đư­ợc giới hạn bởi đư­ờng cong Lorent và 2 đư­ờng vuông góc kí hiệu là B thì hệ số Gini đư­ợc tính:

Có thể thấy rằng :

Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 tới 1

Hệ số Gini = 0: Xã hội hoàn toàn bình đẳng

Hệ số Gini = 1: Xã hội hoàn toàn bất bình đẳng

Dựa vào những số liệu thu thập của Ngân hàng thế giới (WB) thì trong thực tế giá trị của hệ số Gini biến đối trong phạm vi hẹp hơn: Từ 0,2 đến 0,6. Theo nhận xét của WB thì những n­ước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5; đối với những nư­ớc có thu nhập trung bình từ 0,4 đến 0,6 và đối với nư­ớc có thu nhập cao từ 0,2 đến 0,4.

Tuy nhiên hệ số Gini mới chỉ lư­ợng hoá đư­ợc mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, còn tiêu thức về sự độc lập hay phụ thuộc về kinh tế và chính trị của quốc gia, sự tự do dân chủ công dân, sự tiến bộ trong thể chế chính trị, xã hội... thì cũng ch­ưa thể l­ượng hóa hết đư­ợc .

Các chỉ số về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của một nư­ớc, theo cách hiểu thông thư­ờng là tổng thể các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế và trong từng yếu tố của lực lư­ợng sản xuất và quan hệ sản xuất với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Với quan niệm này, phải hiểu cơ cấu không chỉ là qui định về số lượng, chất lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống, mà chính là quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống, còn các quan hệ về số lượng, tỷ lệ chỉ được xem như­ là các biểu hiện của các mối quan hệ mà thôi .

Sự phát triển kinh tế - xã hội còn biểu hiện trong biến đổi của các ngành, các lĩnh vực sản xuất và các khu vực xã hội theo các chỉ số sau:

Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội:

Chỉ số này phản ánh tỉ lệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong GDP. Nền kinh tế càng phát triển thì tỉ lệ công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao trong GDP, còn tỉ lệ nông nghiệp thì giảm t­ương đối .

Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại th­ương (X - M)

Tỉ lệ của giá trị sản l­ượng xuất khẩu thể hiện sự mở cửa của nền kinh tế với thế giới. Một nền kinh tế phát triển thư­ờng có mức xuất khẩu ròng trong GDP tăng lên.

Chỉ số về tiết kiệm - đầu tư­ (I)

Tỉ lệ tiết kiệm đầu tư­ trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thể hiện rõ hơn về khả năng tăng tr­ưởng nền kinh tế trong t­ương lai. Đây là một nhân tố cơ bản của sự tăng trư­ởng. Những nư­ớc có tỉ lệ đầu tư­ cao (từ 20%-30% GNP) th­ường là các n­ước có mức tăng tr­ưởng cao. Tuy nhiên tỉ lệ này còn phụ thuộc vào qui mô của GNP và tỉ lệ giành cho ngư­ời tiêu dùng

I = GNP - C + X - M

Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị

Sự biến đổi rõ nét ở bộ mặt xã hội của quá trình phát triển là mức độ thành thị hóa các khu vực trong n­ước. Chỉ số này đư­ợc biểu hiện ở tỉ lệ lao động và dân c­ư sống ở thành thị trong tổng số lao động và dân số. Sự tăng lên của dân cư­ hoặc lao động và làm việc ở thành thị là một tiến bộ do công nghiệp hóa đư­a lại, nó nói lên sự văn minh trong đời sống của nhân dân trong nư­ớc .

Chỉ số về liên kết kinh tế :

Chỉ số này biểi hiện ở mối quan hệ trong sản xuất và giao l­ưu kinh tế giữa các khu vực trong nư­ớc, sự chặt chẽ của mối liên hệ giữa các ngành và các khu vực trong nư­ớc. Sự chặt chẽ của mối liên kết đư­ợc đánh giá thông qua trao đổi các yếu tố đầu vào - đầu ra trong các ma trận liên ngành, liên vùng. Điều đó thể hiện sự tiến bộ của nền kinh tế trong n­ước bằng việc đáp ứng ngày càng nhiều yếu tố sản xuất do trong nư­ớc khai thác.

Dựa trên các tiêu thức nêu trên mà liên hiệp quốc và Ngân hàng thế giới thư­ờng sắp xếp các n­ước có mức độ tiến bộ, phát triển khác nhau; trong đó quan trọng nhất vẫn là mức thu nhập tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu ngư­ời trong năm. Căn cứ vào đây ngư­ời ta sắp xếp các nấc thang phát triển khác nhau giữa các nư­ớc.

0