Các kỹ thuật nhân giống tiêu cho hiệu quả cao
Tiêu là cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con các tỉnh vùng cao. Tùy vào điều kiện khí hậu và đát đai của từng vùng mà một số giống sẽ thích nghi với từng vùng riêng biệt cho năng xuất cao ổn định. Để giúp cho vườn tiêu đạt được năng xuất cao tối đa bà con nông dân hãy loại bỏ ...
Tiêu là cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con các tỉnh vùng cao. Tùy vào điều kiện khí hậu và đát đai của từng vùng mà một số giống sẽ thích nghi với từng vùng riêng biệt cho năng xuất cao ổn định. Để giúp cho vườn tiêu đạt được năng xuất cao tối đa bà con nông dân hãy loại bỏ những giống tiêu kém chất lượng thây vào đó là những giống tiêu lại tạo mới có khả năng chiệu đựng khí hậu khắc nghiệt cho năng xuất cao vượt trội.
Tiêu có hai phương pháp nhân giống phổ biến đó là nhân giống bằng hàng và nhân giống vô tính. Nhưng hầu hết các hộ trồng tiêu đều sử dụng tiêu nhân giống vô tính vì nhân giống bằng hạt cây cho ra hoa kết trái chậm. Phương pháp nhân giống vô tính thì cây cho thu hoạch sớm hơn, năng xuất cũng ổn định hơn rất nhiều.
Các phương pháp nhân giống tiêu
Nhân giống tiêu bằng hạt
Sử dụng các hạt tiêu đã già để nhân giống, phương pháp này không được áp dụng trong việc trồng diện rộng hay trong sản xuất vì cây tiêu nhân giống bằng hạt không giữ được những đặc tính di truyền từ cây mẹ. cây sinh trưởng và phát triển chậm, sức chóng chiệu của chúng với sâu bệnh rất kém. Thời gian nẩy mầm khá lâu đến 30 ngày, cây bắt đầu cho thu hoạch sau 7 năm gieo trồng. Vì vậy mà việc nhân giống tiếu bằng hạt chỉ được thực hiện tại các phòng thí nghiệm để nghiên cứu mà thôi.
Nhân giống tiêu vô tính
Có 3 phương pháp nhân giống tiêu phổ biến là chiết cành, giâm cành và ghép cành
Giâm cành
Phương pháp được các bà con nông dân sử dụng phổ biến nhất hiện nay, thao tác để thực hiện khá đơn giản, cây giữ được những tính trạng di truyền tốt từ cây mẹ, sinh trưởng và phát triển tốt. Tắt cả các giống tiêu đều có thể áp dụng tốt phương pháp này. Cành dâm chúng ta có thể sử dụng những cành tược hoặc là cành lươn chúng đều có khả năng ra rễ nhanh.
– Cành tược ( dây thân ) cành sinh ra từ mầm nách của những dây tiêu nhỏ là những cành có độ phủ của dây tiêu nhanh, cây vươn cao phát triển mạnh nhanh cho ra hoa kết trái. Chỉ sau 2 năm trồng câu đều cho ra hoa kết trái năng xuất cao và ổn định giống như cây mẹ. Cây có tuổi thọ từ 15-20 năm.
– Cành lươn ( dây lươn ) là dây không bám vào trụ là dây mà khi được cắt sử dụng để giâm cành cũng không hề ảnh hưởng đến năng xuất, sự sinh trưởng và phát triển của dây mẹ. dây lươn tính thời gian cho trái thì chúng chậm hơn rất nhiều so với dây thân. Khả năng sinh trưởng của chúng mạnh cho ra trái chỉ sau 3-4 năm trồng.
– Nhánh ác: khi sử dụng làm giống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất của dây tiêu mẹ. Chúng không có khả năng ra rễ và cũng không có khả năng bám trụ. Nhưng cây cho ra quả rất nhanh, thời gian già cỗi cũng nhanh
Chiết cành
Sử dụng biện pháp chiết trực tiếp từ dây lươn và dây thân để từ đó có thể nhân giống tiêu, cây sinh trưởng và phát triển mạnh hơn. Cách chiết cành đơn giản trộn cát, xơ dừa, rễ bèo lại với nhau thành một hỗn hợp mịn màn. Bó Chúng lại vào mắc của thân dây lươn hoặc dây thân rồi dùng nilong bọc lại. Đến khi nào chỗ bó ra rễ dài thì lúc này các bạn có thể mang đi trồng được rồi. Tỷ lệ thành công khi chiết tiêu rất cao còn hệ số nhân giống thì thấp chúng chỉ thích hợp để lấy giống bổ sung mà thôi.
Nuôi cấy mô
Phương pháp này ít được áp dụng vì chi phí cao, kỷ thuật cao thời gian dài, trong quá trình nuôi cấy còn có khả năng xuất hiện gen biến dị. Nhân giống tiêu bằng phương pháp cấy mô cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt những cây chậm ra hoa
Ghép
Giống tiêu được cải thiện một cách rõ rệch qua phương pháp ghép các giống tiêu tốt lên trên gốc các loài cùng loại với nhau. Hiệu quả mang lại từ phương pháp này không cao
Hiện nay trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Eakmat ở các tỉnh Tây Nguyên đã thử nghiệm cách ghép các giống tiêu có năng xuất cao điển hình như giống tiêu Vĩnh Linh lên các gốc tiêu Trâu để tăng khả năng chóng chọi sâu bệnh và khí hậu khắc nghiệt cho cây giống. Tuy nhiên kết quả ghép cây giống không đoán được như dự kiến và tỷ lệ cây giống sống rất thấp. Cây chưa thích nghi với môi trường chết một thời gian sau đó.
Qua bài viết chia sẽ kinh nghiệm này bà con nên sử dụng phương pháp nhân giống tiêu bằng cách giâm cành bằng dây lươn. Cây đảm bảo di truyền những đặc tính tốt từ dây mẹ, sinh trưởng phát triển tốt cho năng xuất cao nhanh ra hoa kết trái, tuổi thọ của cây lâu dài. Hiện tại phương pháp giâm cành là phương pháp nhân giống tiêu vô tính đạt hiệu quả và năng xuất cao nhất cho cây trồng.