24/05/2018, 17:20

CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

Khu đô thị Bắc sông Cấm có quy mô nghiên cứu 3.487 ha bao gồm một phần diện tích của các xã Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Trung Hà, Thuỷ Triều và dảo Vũ Yên, phạm vi ranh giới như sau Phía Bắc giáp thị trấn Núi Đèo – Thuỷ ...

Khu đô thị Bắc sông Cấm có quy mô nghiên cứu 3.487 ha bao gồm một phần diện tích của các xã Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Trung Hà, Thuỷ Triều và dảo Vũ Yên, phạm vi ranh giới như sau

  • Phía Bắc giáp thị trấn Núi Đèo – Thuỷ Nguyên.
  • Phía Đông giáp xã Lập Lễ và sông Bạch Đằng.
  • Phía Nam giáp sông Cửa Cấm.
  • Phía Tây giáp xã Lâm Động – Thuỷ Nguyên.

Địa hình

Khu vực nghiên cứu có địa hình tương dối bằng phẳng chủ yếu là vùng đất sản xuất nông nghiệp và hồ đầm nuôi trồng thuỷ sản có cao độ bình quân như sau

  • Đất canh tác có cao độ bình quân 2.5 – 3 m.
  • Đất thổ cư có cao độ bình quân khoảng 3,5 m.

Khí hậu

a. Nhiệt độ

  • Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,6oC
  • Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) 16,8oC
  • Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) 29,4oC
  • Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39,5oC
  • Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 6,5oC

b. Mưa

  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.497,7 mm (đo tại Hòn Dấu ).
  • Số ngày mưa trong năm: 117 ngày.
  • Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa lớn nhất là tháng 8 với lượng mưa 352 mm.
  • Lượng mưa một ngày lớn nhất quan trắc được ngày 20/11/1996: 434,7mm (tại Hòn Dấu ).
  • c. Độ ẩm: Có trị số cao và ít thay đổi trong năm.
  • Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 1: 80%.
  • Mùa mưa ẩm từ tháng 3 đến tháng 9: 91%.
  • Độ ẩm trung bình trong năm là 83%.

d. Gió: hướng gió thay đổi trong năm

  • Từ tháng 11 đến tháng 3 hướng gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc.
  • Từ tháng 4 đến tháng 10 hướng gió thịnh hành là gió Nam và Đông Nam.
  • Từ tháng 7 đến tháng 9 thường có bão cấp 7-10, đột xuất có bão cấp 12.
  • Tốc độ gió lờn nhất quan trắc được là 40m/s.

e. Thuỷ văn:

  • Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn biển mà đặc trưng là chế độ thuỷ triều. Tính chất của thuỷ triều là nhật triều thống nhất với hầu hết số ngày trong tháng. Trong một ngày thuỷ triều cúng thay đổi từng giờ theo chu kì với biên độ dao động 2,5-3,5m.
  • Mạng lưới sông ngòi và kênh mương trong vùng tương đối dày đặc
  • Sông Cấm là đoạn cuối cùng của sông Kinh Thầy, một nhánh chính của sông Thái Bình:

+ Rộng khoảng 500-600m.

+ Sâu 6-8m, chỗ sâu nhất là 24m.

  • Lưu lượng nước chảy ra biển lớn nhất là 1860 m3/s, nhỏ nhất là 178 m3/s. Lưu lượng nước chảy từ biển vào do nước triều lên lớn nhất là 1140 m3/s, nhỏ nhất là 7 m3/s. Bình quân hàng năm sông Cấm đổ ra biển 10-15 triệu km3 nước và trên dưới 2 triệu tấn phù sa. Mực nước sông cao nhất vào mùa mưa là 3-4m và thấp nhất vào mùa khô là 0,2- 0,3m.

Địa chất công trình

  • Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng ven biển, có địa chất bồi tính đệ tứ gồm lớp sét, á sét, á cát, cát, bùn. Nhìn chung địa chất công trình yếu.
  • Theo kết quả khoan địa chất dọc khu vực, xác định địa chất tương đối đồng nhất. Lớp trên từ 1-2m là lớp sét dẻo, dưới là các lớp á sét bão hoà dẻo mềm đến dẻo chảy, có chỗ là bùn, lớp dưới là đất.

Tóm lại nền đất yếu và được hình thành chủ yếu do sa bồi.

Đánh giá khái quát các yếu tố tự nhiên của vùng nghiên cứu

a. Những yếu tố thuận lợi

  • Vùng nghiên cứu có vị trí tiếp giáp với sông Cửa Cấm, sông Bạch Đằng nên rất thuận tiện cho việc giao lưu vận tải bằng đường sông, đường biển tới các vùng trong cả nước và quốc tế.
  • Tiếp giáp với tuyến đường QL10 cũ qua cầu Bính đang được đầu tư xây dựng, do đó có thuận về giao thông đường bộ với các vùng trong thành phố, với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ.
  • Nền địa hình bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng một đô thị mới hiện đại.
  • Giao thông đường thuỷ rất thuận lợi do có hệ thống sông Cấm và sông Ruột Lợn bao quanh.
  • Giao thông đường không thuận lợi nhờ liên kết với sân bay Cát Bi.
  1. Những yếu tố tự nhiên bất lợi tác động đến sự phát triển đô thị
  • Nền địa hình khu vực thấp, cao độ bình quân 2,6m.
  • Nền địa chất công trình yếu.
  • Thường xuyên chịu tác động của gió, bão.
  • Độ nhiễm mặn lớn.
  • Áp lực sa bồi tại cửa sông lớn: 130 triệu m3/năm.
  • Thuỷ triều biến động từ 1-5m.
  • Tổng dân số toàn vùng: 25.185 người

Trong đó: + Nam: 12.239 người (48,6%)

+ Nữ : 12.946 người (51,4%)

  • Số hộ: 6.310 hộ
  • - Tổng số lao động: 12.487 (49,58% dân số)

Trong đó: Nông nghiệp : 10.857 (87% tổng số lao động)

Phi nông nghiệp : 1.630 (13% tổng số lao động)

Vùng quy hoạch nằm trong địa bàn của quận Hải An và huyện Thuỷ Nguyên:

  • Tại huyện Thuỷ Nguyên bao gồm các xã: Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Trung Hà, Thuỷ Triều và một phần đảo Vũ Yên
  • Tại quận Hải An: một phần đảo Vũ Yên

Trong đó có 3 trung tâm hành chính của 3 xã là Hoa Động, Tân Dương và Dương Quan bao gồm trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học, đài liệt sỹ, các công trình văn hoá và 2 đơn vị quân đội.

Đánh giá tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên trong vùng quy hoạch: 3.487,6 ha được đánh giá qua bảng sau:

STT Loại đất Diện tích Tỷ lệ chiếm đất
1 Đất công trình công cộng 4,58 0,13%
2 Đất dân cư 240,72 6,9%
3 Đất giáo dục 3,97 0,11%
4 Đất quân sự 16,71 0,48%
5 Đất đình chùa di tích 1,49 0,04%
6 Đất công nghiệp kho tàng 2,52 0,07%
7 Đất bãi sú thuỷ sản 675,55 19,37%
8 Đất ruộng 612,14 17,55%
9 Đất cỏ, vườn tạp 325,31 9,33%
10 Đất nghĩa địa 6,46 0,19%
11 Sông hồ ao 768,54 22,04%
12 Nuôi thuỷ sản 801,37 22,98%
13 Đất giao thông 28,25 0,81%
Tổng 3487,61 100%

Quỹ đất hình thành và phát triển đô thị

Qua bảng thống kế trên cho thấy quỹ đất hình thành và phát triển đô thị chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và đầm hồ nuôi trồng thuỷ sản.

Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

a. Hiện trạng nền xây dựng

Phạm vi nghiên cứu có địa hình bằng phẳng, cao độ nền thấp có độ dốc dọc từ Bắc xuống Nam.

  • Khu dân cư làng xóm: 3,2-3,5m
  • Khu vực trồng màu và lúa: 2,7-2,9m
  • Khu đầm nuôi trồng thuỷ sản: 2,2-2,5m
  • Khu bãi sú vẹt ven sông: 1,7-2,0m

b. Hiện trạng thoát nước

Do đặc điểm các khu dân cư sống xen canh, xen cư với các khu vực đồng màu và ruộng trũng nên nước mặt được thoát tự nhiên vào các hệ thống tiêu thuỷ nông.

Hệ thống kênh thuỷ nông bao gồm các kênh cấp I, cấp II và các đầm trữ nước. Thông qua đê quốc gia và cống ngăn triều, nước mặt được tiêu ra sông khi nước triều xuống.

  • Chiều dài các kênh cấp I L = 17,5 km
  • Chiều dài các kênh cấp II L = 14,0 km

Hệ thống đê quốc gia

  • - Cao trình mặt đê: 6,0-6,2m
  • - Bề rộng mặt đê: B=3,0m

Chiều dài tuyến đê trong phạm vi nghiên cứu L=11km

Hệ thống cống ngăn triều: dọc tuyến đê quốc gia có 6 cống ngăn triều: Cống Lâm Động, Bính Động, Tân Dương, Dương Quan, Sáu Phiên, Thuỷ Triều.

Hiện trạng giao thông

Hệ thống giao thông gồm:

  • Tuyến QL10 đi qua khu vực nghiên cứu có chiều dài: L=2400m, mặt cắt ngang B =17m.
  • Các tuyến đường đi qua các xã, thôn có chiều dài khoảng 20km đã được nâng cấp, mặt đường phần lớn được thấm nhập nhựa.

+ Tuyến máng nước: L=2300m B=8,5m

+ Tuyến Hoa Động: L=1850m B=14,0m

+ Tuyến Tân Dương-Dương Quan: L=2600m B=10,0m

+ Tuyến An Lư: L=1700m B=10,0m

+ Tuyến Thuỷ Triều: L=1000m B=9,0m

  • Các tuyến đường đi trong thôn phần lớn được bê tông hoá có bề rộng 2-3m
  • Giao thông tĩnh: bến đỗ xe tại bến Bính

Hiện trạng hệ thống cấp nước

Nguồn nước: do đăc điểm địa hình dân cư sống theo làng xóm nên nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là giếng khơi và nước mưa.

  • Riêng Bộ tư lệnh vùng 1 Hải quân nước sinh hoạt được lấy từ giếng khoan tại núi Đèo, cấp bằng đường ống phi 100.
  • Khu vực quân đội gần bến Bính nước sinh hoạt dùng từ dùng giếng khoan hoặc mua nước của công ty cấp nước.

Nhìn chung nguồn nước cấp sinh hoạt rất hạn chế, chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh. Phần lớn các giếng khơi là nước mặt và bị ô nhiễm do đó đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của dân sinh trong vùng.

Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường

Nước thải sinh hoạt được sử dụng cho trồng hoa màu, hoặc tự thấm; rác thải sinh hoạt chưa có hệ thống thu gom.

Hiện trạng cấp điện

a. Nguồn điện:

Nguồn điện cấp cho khu vực Bắc sông Cấm được lấy từ trạm biến áp 110/35KV-20MPA Thuỷ Nguyên 1 thông qua hai trạm biến áp trung gian 35/10KV Thuỷ Nguyên và Thuỷ Sơn với tổng công suất 2 trạm là 11400KVA.

b. Lưới điện:

Trong khu vực chỉ dùng 1 cấp điện trung áp 10KV với tổng chiều dài đường dây là : 15km và 21 trạm biến áp phụ tải 10/0,4KV với tổng dung lượng là 3055KVA.

Tóm lại về nguồn điện, các trạm biến áp nguồn hiện có không thể đáp ứng nhu cầu điện của một đô thị mới nên cần bổ sung thêm nguồn mới. Về lưới điện cần thay lưới điện áp 10KV bằng lưới điện áp 22KV, đây là việc cần thiết để đáp ứng yêu cầu điện sinh hoạt cho khu đô thị mới

Đánh giá chung

Khu đô thị Bắc sông Cấm được nghiên cứu đầu tư phát triển trong vùng thuần nông nghiệp với cơ cấu hành chính là các xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên.

  • Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trong vùng chưa hình thành.
  • Giao thông có tuyến QL10 và các đường liên xã, liên thôn.
  • Thoát nước mưa và nước bẩn trong khu dân chủ yếu là tự thấm hoặc chảy ra ao hồ kênh mương thuỷ lợi.
  • Hệ thống cấp nước chưa có, chủ yếu dùng nước giếng và nước ao hồ.
  • Cấp điện chủ yếu dùng cho sản xuất nông nghiệp.

Ưu điểm

  • Địa hình khu đất bằng phẳng, hầu như không có đặc điểm đặc biệt liên quan tới địa hình, đất đai, hệ thống sông ngòi hoặc sinh thái.
  • Quỹ đất xây dựng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một đô thị mới hiện đại.
  • Được xác định là vùng đô thị trung tâm thành phố nên sẽ được ưu tiên sử dụng các nguồn cấp điện, thoát nước và xử lý rác thải.

Nhược điểm

  • Vùng quy hoạch cách đô thị hiện có bởi dòng sông Cấm, mối quan hệ giao lưu bị hạn chế do vậy việc hình thành một đô thị trung tâm thành phố mới phải đi đôi với việc đầu tư xây dựng các cầu qua sông Cấm.
  • Bờ Bắc sông Cấm là vùng bồi do vậy hạn chế tới việc phát triển hệ thống cảng.
  • Chi phí ban đầu phải lưu ý tới việc rà phá bom mìn.
  • Về địa giới hành chính: khu đô thị cắt qua nhiều xã hiện có của huyện Thuỷ Nguyên dẫn đến phức tạp trong khâu điều chỉnh địa giới hành chính.
0